5 phút giải Lịch sử 7 kết nối tri thức trang 14
5 phút giải Lịch sử 7 kết nối tri thức trang 14. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trong thế giới
CH1: Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
CH2: Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất? Vì sao?
CH3: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trị trong xã hội Tây Âu
CH1: Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào.
CH2: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
CH3: Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
CH1: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?
CH2: Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?
CH3: Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trong thế giới
CH1:
- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ (Bồ Đào Nha) đến cực Nam Châu Phi
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô (Tây Ban Nha) tìm ra châu Mỹ.
- Năm 1497, V. Ga- ma (Bồ Đào Nha) qua cực Nam châu Phi; đến bến Ca-li-cút
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng (Tây Ban Nha) thám hiểm vòng quanh thế giới (1522).
CH2:
Là cuộc phát kiến: Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới. Vì:
Chứng tỏ luận điểm “Trái đất hình tròn” là đúng đắn
Thúc đẩy quá trình hoàn thành bản đồ thế giới
Dẫn đến sự sụp đổ tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm
CH3: - Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới,...
- Đem về khối lượng vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp
- Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ và quá trình xâm chiếm thuộc địa, …
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trị trong xã hội Tây Âu.
CH1:
Tích lũy vốn:
Thương nhân châu Âu cướp bóc của cải, tài nguyên từ thuộc địa
Trong nước: tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất…
Tập trung nhân công:
Người da đen bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ
Thực hiện phong trào “rào đất cướp ruộng”, tước đoạt ruộng đất
CH2: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ chủ - thợ => bóc lột giai cấp.
- Hình thức bóc lột: bóc lột giá trị thặng dư: Toàn bộ nhà xưởng, ruộng đất,... đều là của chủ, công nhân bán sức lao động nhận lương ít ỏi.
- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
+ Công nghiệp: xuất hiện các công trường thủ công dưới nhiều hình thức
+ Nông nghiệp: xuất hiện các trang trại của phú nông, nông trang,...
CH3: Những biến đổi xã hội:
- Xuất hiện của các giai cấp mới: giai cấp tư sản và vô sản.
- Mâu thuẫn:
Tư sản - lãnh chúa phong kiến.
Giai cấp tư sản - giai cấp vô sản.
Nông dân - địa chủ và lãnh chúa phong kiến.
- Sự ra đời giai cấp mới tạo điều kiện cho sự ra đời các học thuyết xã hội mới.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
CH1: Vì:
- Con đường buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới
- Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra.
CH2: xuất hiện của hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
CH3: thuộc địa của Pháp (1858)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức, giải Lịch sử 7 kết nối tri thức trang 14, giải Lịch sử 7 KNTT trang 14
Bình luận