Đáp án Lịch sử 7 kết nối bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Đáp án bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 6. CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
1. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Câu 1: Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Đáp án chuẩn:
a, Sự hình thành:
Nửa sau thế kỉ X - XII:
- Mi-an-ma: Vương quốc Pa-gan thống nhất lãnh thổ.
- Thái Lan: Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.
- Đông Dương: Đại Việt, Chăm-pa, Campuchia.
- Indonesia: Sri Vi-giay-a hùng mạnh.
Thế kỉ XIII:
- Chống ngoại xâm: liên kết các quốc gia, tộc người.
- Thái Lan: A-út-a-thay-a thống nhất, thành lập quốc gia.
- Lào: Lan Xang thành lập.
- Indonesia: thống nhất dưới Mô-giô-pa-hít.
- Malaysia: Vương quốc Ma-lắc-ca hưng thịnh.
b, Sự phát triển:
Chính trị:
- Củng cố bộ máy nhà nước, tăng cường quyền lực vua.
- Hoàn thiện hệ thống quan lại, luật pháp (Si-va-sa-xa-na, Hình thư,...).
Kinh tế:
- Nông nghiệp lúa nước phát triển.
- Giao lưu buôn bán bằng đường biển.
Câu 2: Từ từ liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?
Đáp án chuẩn:
Vị trí: Thuận lợi, eo biển nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hoạt động kinh tế: Phát triển mạnh mẽ, sầm uất.
Hàng hóa:
- Trung Quốc: đồ sứ, tơ lụa, gương.
- Ấn Độ: ngọc trai, vải bông mịn.
- Gia-va, Xu-ma-tra: thóc lúa, gia vị, vàng, trâu bò.
- Tây Á, châu Âu: hàng len.
- Đông Nam Á lục địa: gỗ trầm, gỗ đàn hương, đá quý, hồ tiêu, hương liệu.
2. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Câu 1: Hãy nêu thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia ở Đông Nam Á và rút ra nhận xét.
Đáp án chuẩn:
Tôn giáo:
- Phật giáo Tiểu thừa phổ biến, nhiều chùa chiền.
- Hồi giáo du nhập từ thế kỉ XII - XIII, hình thành các tiểu quốc Hồi giáo.
Chữ viết:
- Chữ Thái (thế kỉ XIII), chữ Lào (thế kỉ XIV) ra đời.
- Người Việt sáng tạo chữ Nôm từ chữ Hán.
Văn học: Dòng văn học viết phát triển, tác phẩm tiêu biểu: Sách của các ông Vua (Indonesia), Truyện sử Mã Lai (Malaysia).
Câu 2: Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Bước tiến: Đánh dấu sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, bắt đầu thời đại văn minh.
- Ghi nhớ: Giúp con người ghi nhớ lịch sử, ghi chép thông tin, vượt qua ngôn ngữ nói.
- Truyền đạt: Công cụ truyền đạt tri thức chính xác từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Hiểu biết: Giúp thế hệ sau hiểu hơn về lịch sử Đông Nam Á và thế giới cổ đại.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thể kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Đáp án chuẩn:
Trục thời gian thể hiện các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thể kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
Câu 2: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhất và viết bài (hoặc làm bài thiết kế đồ hoạ - inforgraphic) giới thiệu về thành tựu đó.
Đáp án chuẩn:
Thành phố cổ Pagan chỉ có diện tích khoảng 40km2, quy hoạch bình đồ vuông, nằm trên bờ sông Iraouaddhi. Theo truyền thuyết, khi vua Anaoratha bắt đầu theo Phật Giáo đã sai sứ thần sang nước láng giềng Thaton của người Môn vốn theo đạo Phật để cung thỉnh một số kinh sách về phiên dịch nhưng bị vua nước Thaton khước từ.
Bình luận