Đáp án Lịch sử 7 kết nối bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)
Đáp án bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10. ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH VÀ TIỀN LÊ (968- 1009)
1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét.
Đáp án chuẩn:
Nhà Đinh đã bước đầu xây dựng được bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai, kiện toàn hơn so với thời kì trước đó.
Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chién chống Tống năm 981 trên lược đồ.
Đáp án chuẩn:
Quân Tống hai đường tấn công:
- Thuỷ: Lục Đầu Giang.
- Bộ: Bạch Đằng, Tây Kết.
Trận chiến ác liệt:
- Quân ta chiến đấu dũng mãnh.
- Quân Tống tổn thất nặng, Hầu Nhân Bảo tử trận.
Kết quả: Quân Tống đại bại, rút lui.
Câu 3: Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Đáp án chuẩn:
Trung ương: Vua tập trung quyền lực, có thái sư, đại sư, quan văn võ phò tá.
Địa phương:
- Chia thành 10 lộ, phủ, châu, giáp, xã.
- Quân đội: cấm quân và quân địa phương.
2. Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh - Tiền Lê.
Đáp án chuẩn:
Hai bộ phận:
- Thống trị: Vua, quan.
- Bị trị: Lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì).
Nông dân:
- Số lượng đông nhất.
- Cày cấy ruộng đất.
Nô tì:
- Địa vị thấp kém nhất.
- Số lượng ít.
Câu 2: Đời sống văn hoá thời Đinh - Tiền Lê có điểm gì nổi bật?
Đáp án chuẩn:
- Là người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến, giúp nhân dân ta giành được thắng lợi.
- Ông được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1. So sánh tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê với thời Ngô.
Đáp án chuẩn:
a/ Giống nhau:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
+ Chưa có luật pháp thành văn.
b/ Khác nhau:
- Tổ chức chính quyền nhà Ngô
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
- Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
+ Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Câu 2: Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Đáp án chuẩn:
- Lãnh đạo tài ba: Tổ chức, lãnh đạo dân ta chiến thắng.
- Uy tín to lớn: Được lòng dân, quan ủng hộ.
- Thống nhất dân tộc: Phát huy sức mạnh toàn dân chống giặc.
Câu 3: Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư vì đây là nơi núi non trùng điệp, địa hình hiểm trở.
=> Thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ chiến đấu: sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận