Đáp án Lịch sử 7 kết nối bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?

Đáp án chuẩn:

- Lãnh chúa: Quý tộc Giéc-man (chiếm đất, phong tước) và quý tộc La Mã (giữ đất).

- Nông nô: Nô lệ (giải phóng) và nông dân tự do (mất đất).

Câu 2: Trình bày những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Đáp án chuẩn:

- Người Giéc-man tràn vào xâm chiếm La Mã, lập vương quốc.

- Quý tộc Giéc-man, La Mã chiếm ruộng đất, phong tước, trở thành lãnh chúa.

- Nông dân mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng thành nông nô.

- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa, nộp tô thuế, bị bóc lột.

- Chế độ phong kiến xác lập sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất.

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

Đáp án chuẩn:

- Đơn vị chính trị, kinh tế đến thế kỷ IX.

- Khu đất rộng lớn của lãnh chúa, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

- Có quân đội, luật pháp, tòa án, thuế, tiền tệ, hệ thống đo lường riêng.

Câu 2: Khai thác sơ đồ Hình 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.

Đáp án chuẩn:

- Bóc lột bằng địa tô (lao dịch, tô hiện vật, tô tiền).

- Lãnh chúa bóc lột sức lao động, chi phối đời sống nông nô.

- Nông nô nhận ruộng, nộp tô thuế cho lãnh chúa.

3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

Câu 1: Hãy trình bày sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

Đáp án chuẩn:

Đầu Công nguyên, tại Giê-ru-sa-lem (Pa-le-xtin).

- Ban đầu: Tôn giáo của người nghèo khổ, bị áp bức.

- Sau: Công cụ cai trị tinh thần của giai cấp thống trị.

- Thế kỷ IV: Được công nhận là quốc giáo La Mã.

4. Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại

Câu 1: Thành thị trung đại ra đời thế nào?

Đáp án chuẩn:

Nguyên nhân:

- Nhu cầu trao đổi do thủ công nghiệp phát triển.

- Thợ thủ công bỏ trốn hoặc chuộc thân, tập trung đông người để sản xuất, buôn bán.

- Một số thành thị được phục hồi hoặc do lãnh chúa lập ra.

Đời sống kinh tế:

- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân (thị dân).

- Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán.

- Lập phường hội, thương hội để hỗ trợ nhau, hạn chế sách nhiễu.

Câu 2: Em hãy phân tích vai trò của các thành thị đối với châu Âu thời trung đại

Đáp án chuẩn:

- Về kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.

- Về chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

- Về văn hóa – tư tưởng: tầng lớp thị dân mới hình thành và dần phát triển đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa mới. 

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Nội dung

Thời gian xuất hiện

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Thành phần cư dân chủ yếu

Lãnh địa phong kiến

   

Thành thị trung đại

   

Đáp án chuẩn:

Nội dung

Thời gian xuất hiện

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Thành phần cư dân chủ yếu

Lãnh địa phong kiến

Từ thế kỉ V đến thế kỉ X

Nông nghiệp

Lãnh chúa và nông nô

Thành thị trung đại

Từ thế kỉ XI

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

Thợ thủ công, thương nhân.

Câu 2: "Thành thị giống như bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại". Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên.

Đáp án chuẩn:

- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.

- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

- Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.

Câu 3: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,...) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến ngày nay.

Đáp án chuẩn:

- Các thành thị: Phi-ren-xê, Giê-nô-va, Vê-nê-xi-a,...

- Các trường học lâu đời: Ox-phớt, Bô-lô-nha,...

- Các hội chợ: Săm-pa-nhơ,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác