Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần   nào nhiều nhất?

  • A. Những người thân trong gia đình.
  • B.  Phân đều cho mọi người.
  • C. Dòng tộc của mình.
  • D. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

Câu 2: Thành thị Tây Âu trung đại ra đời khi nào ?

  • A.   XI
  • B.   V
  • C.   VI
  • D.   X

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

  • A. Lãnh chúa và nông nô
  • B. Tư sản và nông dân
  • C. Chủ nô và nô lệ
  • D. Địa chủ và nông dân

 Câu 4: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm:

  • A. 475
  • B. 676
  • C. 476
  • D. 467

Câu 5: Lãnh địa phong kiến là gì?

  • A. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
  • C. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
  • D. Vùng đất rộng lớn của nông dân

Câu 6: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

  • A. Giai cấp nông dân tự do
  • B. Giai cấp nông nô
  • C. Giai cấp nô lệ
  • D. Lãnh chúa phong kiến

Câu 7: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

  • A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông, đầm, bãi hoang....để cho nông nô sản xuất.
  • B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
  • C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 8: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

  • A. Quý tộc người Rô-ma.
  • B. Nô lệ được giải phóng.
  • C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
  • D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 9: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?

  • A. Tự cung, tự cấp.
  • B. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.
  • C. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác
  • D. Phụ thuộc vào thành thị

Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?

  • A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
  • B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
  • C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.
  • D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.

Câu 11: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

  • A.   Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
  • B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
  • C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 12: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

  • A. Nông dân. 
  • B. Nô lệ.
  • C. Nông nô.
  • D. Nông dân tự canh.

Câu 13: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là

  • A. Nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
  • B. Các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.
  • C. Lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.
  • D. Lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.

Câu 14: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

  • A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • C. Công nghiệp và thủ công nghiệp.
  • D. Nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 15: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

  • A.  Dân số gia tăng.
  • B.  Sự xâm nhập của người Giéc-man.
  • C.  Công cụ sản xuất được cải tiến.
  • D.  Kinh tế hàng hóa phát triển.

Câu 16: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

  • A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.
  • B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
  • C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
  • D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

Câu 17: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

  • A. Địa chủ và nông dân.
  • B. Chủ nô và nô lệ.
  • C. Nông dân và nông nô.
  • D. Lãnh chúa và nông nô.

Câu 18: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của các lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến? 

  • A. Không cần phải lao động
  • B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng
  • C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô
  • D. Sống bình đẳng với nông nô

Câu 19: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

  • A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
  • B. Phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
  • C. Phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
  • D. Không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 20: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

  • A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.
  • B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
  • C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
  • D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác