Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?
- A. 2 500 năm TCN
- B. 1 500 nắm TCN
- C. Cuối thế kỉ III TCN
D. Đầu thế kỉ IV
Câu 2: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Hin-đu
B. Chữ Phạn
- C. Chữ Nho
- D. Chữ tượng hình
Câu 3: Nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao thông qua biểu hiện nào?
- A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ
- B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi
- C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai
D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m
Câu 4: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:
A. A-cơ-ba
- B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-bi-ra-cu-la
Câu 5: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
- A. Lâu đài Đỏ
- B. Lăng Ta-giơ Ma-han
C. Chùa hang A-gian-ta
- D. Đền Bô-rô-bua-đua
Câu 6: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
- A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- B. Vương triều Mô-gôn
C. Vương triều Gúp-ta
- D, Vương triều Hác-sa
Câu 7: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
A. Đều là vương triều của người nước ngoài
- B. Cùng theo đạo Hồi
- C. Cùng theo đạo Phật
- D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì
Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?
- A. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao
- B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh
- C. Ngôi vua được cha truyền - con nối
D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước
Câu 9: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?
- A. Đạo Phật
- B. Đạo Thiên Chúa
C. Đạo Hin-đu
- D. Đạo Bà La Môn
Câu 10: Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào
- A. Giữa thế kỉ XVIII
- B. Cuối thế kỉ XVII
C. Giữa thế kỉ XIX
- D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 11: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
- A. Người Trung Quốc
- B. Người Mông Cổ
- C. Người Ấn Độ
D. Người Thổ Nhĩ Kì
Câu 12: Các công trình kiến trúc như: Đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
A. Tôn giáo
- B. Văn học
- C. Văn hóa Trung Quốc
- D. Văn hóa phương Tây
Câu 13: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
- A. Pháp
B. Anh
- C. Tây Ban Nha
- D. Đức
Câu 14: Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
A. Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc
- B. Xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh
- C. Nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tỉnh xảo được xây dựng
- D. Hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 15: Vua A-cơ-ba đã chia đất nước thành bao nhiêu tỉnh?
- A. 14
B. 15
- C. 16
- D. 17
Câu 16: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triêu Đê-li và Mô-gôn đó là
- A. Đều do người Hồi giáo lập nên
- B. Đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị
- C. Đều do người Mông Cổ thống trị
D. Đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên
Câu 17: Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra:
- A. Vương triều Gúp-ta
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Hác-sa
- D. Vương triều Mô-gôn
Câu 18: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
- A. Xoá bỏ Hồi giáo
- B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ
C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ
- D. Xây dựng chính quyền vững mạnh
Câu 19: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gúp-ta?
A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
- B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
- C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
- D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 20: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?
- A. Đại bảo tháp San-chi
B. Lăng Ta-giơ Ma-han
- C. Chùa hang A-gian-ta
- D. Đền Bô-rô-bua-đua
Câu 22: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo
- B. Tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây
- C. Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch
- D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 23: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
- A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
- B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
- C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Câu 24: Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?
- A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca
- B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ
- C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á
Câu 25: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
- A. Bắc Á
- B. Tây Á
C. Đông Nam Á
- D. Trung Á
Xem toàn bộ: Giải bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX
Bình luận