Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm sinh, năm mất của Lê Lợi?

  • A. 1385 - 1443.
  • B. 1358 - 1410.
  • C. 1368 - 1443.
  • D. 1385 - 1410.

Câu 2: Lê Lợi từng là:

  • A. Một người nông dân bình thường.
  • B. Thổ hào ở Lam Sơn (Thanh Hóa).
  • C. Mộ hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hoá).
  • D. Con cháu trong gia đình theo nghiệp binh.

Câu 3: Năm 1416 đã xảy ra gì?

  • A. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.
  • B. Nghĩa quân Lam Sơn thành lập.
  • C. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức hội thề.
  • D. Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quâ Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

Câu 4: Những năm đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân không gặp những khó khăn nào?

  • A. Căn cứ nhiều lần bị bao vây.
  • B. Lực lượng ít.
  • C. Quân địch đông và mạnh.
  • D. Không được ai ủng hộ.

Câu 5: Những năm đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân gặp những khó khăn nào?

  • A. Không nhận được sự ủng hộ của ai.
  • B. Không có người giỏi lãnh đạo.
  • C. Lực lượng quân địch đông và mạnh.
  • D. Quân không nghe chủ soái.

Câu 6: Nghĩa quân Lam Sơn đã từng làm gì để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến về sau?

  • A.  Đề nghị tạm hoà với quân Minh.
  • B. Đầu hàng quân Minh.
  • C. Gia nhập quân Minh.
  • D, Bán nước cầu vinh.

Câu 7: Những năm tháng đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn từng mấy lần phải rút lên vùng núi Chí Linh?

  • A. 4 lần.
  • B. 3 lần.
  • C. 5 lần.
  • D. 2 lần.

Câu 8: Năm 1418 xảy ra sự kiện gì?

  • A. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.
  • B. Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.
  • C. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo.
  • D. Quân Minh chiến bại phải rút về nước.

Câu 9: Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch gì?

  • A. Vườn không nhà chống.
  • B. Dương đông kích tây.
  • C. Kế hoạch Nghệ An.
  • D. Kế hoạch rút quân.

Câu 10: Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng:

  • A. Nghệ An đến giải phóng vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân.
  • B. Cao Bằng, Lạng Sơn.
  • C. Bắc Cạn, Lào Cai.
  • D. Quảng Trị.

Câu 11: Thắng lợi cuối năm 1424 mang đến thay đổi gì?

  • A. Đất nước giành lại độc lập, tự do.
  • B. Căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
  • C. Căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho quân Minh.
  • D. Nghĩa quân có thêm cơ hội giành chiến thắng.

Câu 12: Kết quả của việc thực hiện kế hoạch Nghệ An?

  • A. Nghĩa quân chiến bại.
  • B. Nghĩa quân tổn thất nghiêm trọng.
  • C. Nghĩa quân giải phóng được nhiều vùng.
  • D. Nghĩa quân giành chiến thắng cuối cùng.

Câu 13: Đâu không phải sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427?

  • A. Nghĩa quân chiến thắng ở Tốt Động - Chúc Động.
  • B. Nghĩa quân chiến thắng ở Chi Lăng - Xương Giang.
  • C.  Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu, tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
  • D. Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

Câu 14: Theo em, việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?

  • A. Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.
  • B. Ra oai phủ đầu với nước địch.
  • C. Thể hiện ý chí chiến đấu của quân dân, sẵn sàng ứng chiến quân đội mới nhà Minh cử sang.
  • D. Thể hiện thái độ ngạo nghẽ, của người chiến thắng, mỉa mai, coi thường kẻ thua cuộc.

Câu 15: Ý nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghía Lam Sơn?

  • A. Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
  • B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
  • C. Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • D. Sự yếu kém của tướng lãnh nhà Minh.

Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

  • A. Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
  • B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
  • C. Thể hiện nước ta là một quốc gia hùng mạnh không đâu bằng.
  • D. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân.

Câu 17: Đâu không phải là vai trò của Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa?

  • A. Tạo dựng nên nghĩa quân Lam Sơn.
  • B. Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
  • C. Vị vua tương lai của đất nước.
  • D. Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.

Câu 18: Nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân xâm lược nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Quân Mông Nguyên.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Nhà Minh.

Câu 19: Ai là người đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, giải cứu chủ tướng và hi sinh?

  • A. Nguyễn Trãi.
  • B. Lê Ngân.
  • C. Lê Lai.
  • D. Nguyễn Chích.

Câu 20: Khi Liễu Thăng dẫn quân tiến vào Viết Nam đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu?

  • A. Vân Nam.
  • B. Đông Quan.
  • C. Chi Lăng.
  • D. Chương Dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác