Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 cánh diều bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 cánh diều bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
1. TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
- Những việc làm của người Giéc-man và các bộ tộc khác sau khi lật đổ đế quốc La Mã năm 476: Thành lập nhiều vương quốc mới: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ăng-lô-Xắc-xông.
=> Về sau phát triển thành các quốc gia Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Anh,…
- Những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu :
+ Từ thế kỉ VIII: xã hội phong kiến ở Tây Âu hình thành, bắt đầu từ vương quốc Phơ-răng.
+ Tầng lớp thủ lĩnh quân sự người Giéc-man được chia nhiều ruộng đất và phong tước, hình thành tầng lớp quý tộc quân sự.
+ Nhà thờ Thiên Chúa giáo được chính quyền phong tặng ruộng đấtt.
=> Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành, xuất hiện giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Tầng lớp tăng lữ trở nên giàu có.
+ Quý tộc quân sự và tăng lữ từng bước trở thành lãnh chúa.
+ Nô lệ được giải phóng và nông dân mắt ruộng đất trở thành nông nô, phải nộp tô thuế và phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Như vậy, xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành vào thế kỉ IX.
2. TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM LÃNH ĐỊA VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
- Đặc điểm kinh tế trong lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công (dệt vải, rẻn đúc công cụ vũ khí).
+ Kinh tế mang tính tự nhiên, tự cấp. tự túc. Nông nô chủ yếu mua muối và sắt, ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm xã hội trong lãnh địa của chế độ phong kiến Tây Âu:
+ Cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc tùng, hội hè trong lâu đài, dinh thự.
+ Nông nô có gia đình, nhà cửa và tài sản riêng, thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nặng.
3. TÌM HIỂU VỀ THÀNH THỊ TÂY ÂU TRUNG ĐẠI
- Thành thị Tây Âu trung đại:
Nội dung | Thành thị Tây Âu thời trung đại |
Thời gian | Từ cuối thế kỉ XI. |
Nguồn gốc | Thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, ngã ba, ngã tư. |
Cấu trúc | Có phố phường, bến cảng, rạp hát, nhà thờ,… |
Kinh tế | Thủ công nghiệp, thương nghiệp là chủ đạo. |
Xã hội | Chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. |
Ý nghĩa | - Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển. - Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. - Tạo điều kiện cho các trường đại học xuất hiện, truyền bả văn hoá,... |
- Một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại:
+ Bô-lô-nha (I-ta-li-a),
+ O-xphớt (Anh),
+ Xooc-bon (Pháp)…
4. TÌM HIỂU VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA THIÊN CHÚA GIÁO
- Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay).
- Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bán và tín điều của đạo Do Thái.
- Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo được đông đảo người dân tin theo, nhưng bị chính quyền của để quốc La Mã ngăn cản.
- Đến thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Giáo hội Thiên Chúa giáo trở thành một thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Tây Âu.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận