Giải bài 16 Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
Giải bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400) - Sách lịch sử và địa lí 7 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
1. Sự thành lập của nhà Trần
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 16.1, hãy mô tả sự thành lập của nhà Trần và nêu vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần.
Câu trả lời:
- Sự thành lập của nhà Trần:
+ Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy dần, tình hình đất nước rối ren. Vua Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi, lại ốm yếu. Những công việc lớn trong triều đình đều do họ Trần quyết định. Năm 1224, vua lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử, rồi truyền ngôi, hiệu là Lý Chiêu Hoàng.
+ Năm 1226, Trần Thủ Độ dàn xếp để vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảm. Nhà Trần thành lập.
- Vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần: do giỏi võ nghệ, mưu lược và tải chỉ huy quân sự, ông đã dẹp loạn và giúp đất nước dần ổn định.
2. Tình hình chính trị
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Trần.
Câu trả lời:
- Những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Trần:
+ Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp: triều đình (do vua đứng đầu), các đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, huyện, châu) và cấp hành chính cơ sở (hương, xã).
+ Hệ thống quan lại cấp địa phương được tổ chức quy củ, có quy định thưởng, phạt nghiêm minh.
+ Điểm độc đáo của nhà Trần là chế độ Thái thượng hoàng (vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước).
+ Quân đội nhà Trần có cấm quân (giữ kinh thành), biên quân (giữ biên ải) và lộ quân (đóng ở các lộ), được xây dựng theo chính sách “ngụ binh ư nông".
+ Ngoài quân bộ, quân thuỷ là một lực lượng đặc trưng của nhà Trần, được rèn luyện thường xuyên, theo chủ trương “Quân cốt tỉnh nhuệ, không cốt đông” và đề cao tinh thần đoàn kết.
+ Luật pháp thời Trần có sự kế thừa tử thời Lý, nhưng được bổ sung và hoàn thiện hơn.
3. Tình hình kinh tế
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, quan sát hình 16.1, 16.2, hãy:
- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Trần.
- Cho biết mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu trả lời:
- Nông nghiệp: nhà Trần ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, như kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất, khuyến khích khai khẩn đất hoang, đẩy mạnh việc làm thuỷ lợi, cấm giết mô và trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo... nhà nước quan tâm, nông dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, lập làng xóm mới... nên nông nghiệp phát triển hơn, đời sống nhân dân được nó đã.
- Thủ công nghiệp: Nhà Trần tiếp tục duy trì các xưởng thủ công nhà nước, chuyên đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền... Thủ công nghiệp dân gian có nhiều nghề phổ biến, như làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt vải lụa... Trong đó đồ gốm đặc biệt phát triển với nhiều loại hình sản phẩm, có nhiều loại men khác nhau như men xanh lục, men trắng vẽ hoa nâu,...
- Thương mại: thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất của cả nước, được chia làm 61 phường. Tại các miền quê, chợ lớn được hình thành và hoạt động theo phiên. Hoạt động ngoại thương diễn ra nhộn nhịp ở nhiều nơi, đặc biệt là cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), các cửa biển Hội Thống (Nghệ An – Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hoá),....
4. Tình hình xã hội
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày tình hình xã hội thời Trần và rút ra nhận xét.
Câu trả lời:
Tình hình xã hội thời Trần:
- Tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần có địa vị đặc biệt trong xã hội, sở hữu nhiều ruộng đất và nô tì. Tiếp đến là bộ phận quan lại và địa chủ, trong đó số lượng địa chủ ngày càng tăng, gắn liền với sự phát triển của ruộng đất tư nhân.
- Lực lượng sản xuất chủ đạo và đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
- Một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất trở thành tá điền, phụ thuộc vào địa chủ.
- Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là nô tì, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại, địa chủ, một bộ phận là nô tỉ của nhà nước.
=> Nhận xét: Từ cuối thời Trần, mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, tá điền, nô tì với địa chủ, quý tộc ngày càng tăng, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi.
5. Tình hình văn hóa
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.2, hình 16.3, hãy trình bày những nét chính về văn hoá thời Trần.
Câu trả lời:
Những nét chính về văn hoá thời Trần:
- Tư tưởng, tôn giáo, tin ngưỡng
+ Địa vị của Nho giáo được nâng cao hơn trước, Nho học trở thành nội dung quan trọng trong các khoa thi tuyển chọn nhân tài.
+ Đạo Phật tiếp tục được nhà nước và nhân dân duy trì, phát triển.
+ Những tin ngưỡng cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng, nước... vẫn được nhân dân lưu truyền qua nhiều thế hệ.
- Văn học, giáo dục và khoa học, kĩ thuật:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất phong phú, với nội dung chủ yếu là ca ngợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu về văn học chữ Hán thời Trần là Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, Phủ sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,...
+ Văn học chữ Nôm nổi tiếng với các tác phẩm mắc thủ lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phủ của Trần Nhân Tông và Phi sa lập của Nguyễn Thuyên,...
+ Giáo dục thời Trần có bước phát triển mới. Bên cạnh Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long, ở các lộ, phủ từng bước hình thành trưởng công.
+ Khoa học, kĩ thuật thời Trần cũng đạt được nhiều thành tựu.
+ Về sử học, tiêu biểu là bộ Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn – được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt.
+ Về y học, danh y Tuệ Tĩnh nổi tiếng với việc nghiên cứu các cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam.
+ Về thiên văn học, nổi bật là Đặng Lộ với việc làm ra “Lung linh nghỉ” để đo đạc, tính toán thiên văn.
- Kiến trúc và điêu khắc:
+ Kiến trúc phát triển cả về kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. Nổi bật là các công trình, như tháp Phổ Minh (Nam Định, cao 14 tầng), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc, cao 11 tầng), thành Tây Đô (Thanh Hoá), Khu Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) cũng được tu sửa, xây mới và mở rộng với quy mô lớn hơn.
+ Điêu khắc rất đa dạng, tiêu biểu là tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh); vạc, chuông lớn ở chùa Phổ Minh (Nam Định); nhiều loại hoa văn chạm trổ trên đồ gỗ, hoặc vẽ trên gốm....
Bình luận