Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là cấp dưới vua ở chính quyền thời Đinh?

  • Ban Văn
  • Ban Võ
  • Cao tăng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

  • Ô Mã Nhi
  • Triệu Tiết
  • Hoằng Tháo
  • Hầu Nhân Bảo

Câu 3: Thời Đinh, chính quyền ở địa phương có cấp nào? 

  • Đạo (châu)
  • Giáp
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

  • Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
  • Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
  • Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
  • Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 5: Đâu là những nét chính về cuộc kháng chién chống Tống năm 981:

  • Quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thuỷ, bộ
  • Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,...
  • Quân giặc bị tổn thất nặng nề, tướng Hầu Nhân Bảo tử trận => Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

  • Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư
  • Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội
  • Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ 
  • Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước

Câu 7: Đâu là những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:

  • Chính quyền trung ương: Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Dưới vua có thái sư, đại sư và quan lại: quan văn, quan võ
  • Ở địa phương: Cả nước được chia thành 10 lộ. Dưới lộ là phủ, châu, giáp, đơn vị cấp cơ sở là xã
  • Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại các địa phương
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

  • Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
  • Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước
  • Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
  • Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

Câu 9: Tình hình xã hội thời tiền Lê như thế nào? 

  • Chia thành hai bộ phận: thống trị và bị trị
  • Bộ phận thống trị gồm vua, quan
  • Bộ phận bị trị chủ yếu là người lao động
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981?

  • Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt
  • Làm cho nhà Tống và các triểu đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa
  • Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
  • Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt

Câu 11: Tình hình xã hội thời tiền Lê chia thành hai bộ phận nào?

  • Địa chủ và nông nô
  • Thống trị và bị trị
  • Vua và nô lại
  • Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 12: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?

  • Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
  • Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất
  • Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa
  • Giảm được chi phí nuôi quân đội của triều đình

Câu 13: Đời sống văn hoá thời Đinh - Tiền Lê có điểm gì nổi bật?

  • Giáo dục chưa phát triển, Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng
  • Phật giáo được truyền bá rộng rãi, xây dựng nhiều chùa, các nhà sư được triều đình đề cao, nhân dân quý trọng
  • Xu hướng khôi phục và phát triển văn hoá dân tộc bước đầu đạt được một số thành tựu
  • Cả ba đáp án trên đều đúng 

Câu 14: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?

  • Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với nhà Tống
  • Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
  • Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
  • Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù

Câu 15: Thời Đinh – Tiền Lê tổ chức chính quyền có điểm gì giống nhau ?

  • Chính quyền do giai cấp thống trị đứng đầu
  • Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành
  • Đều có hai tầng lớp thống trị và bị trị
  • Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 16: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

  • Đại Việt
  • Đại Cồ Việt
  • Đại Nam
  • Đại Ngu

Câu 17: Lê Hoàn có vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

  • Là người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến, giúp nhân dân ta giành được thắng lợi
  • Ông được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt
  • Cả hai đáp án trên đều sai
  • Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 18: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

  • Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ
  • Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội
  • Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua
  • Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư

Câu 19: Vì sao Đinh Tiên Hoàng lại đặt kinh đô ở Hoa Lư?

  • Vì đây là nơi núi non trùng điệp, địa hình hiểm trở
  • Thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ chiến đấu: sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển...
  • Tạo thế phòng thủ tự nhiên
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?

  • Phật giáo
  • Nho giáo
  • Đạo giáo
  • Thiên Chúa giáo

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác