Đáp án KHTN 9 Chân trời bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Đáp án bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học tự nhiên 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI

Mở đầu: Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại, những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó? 

Ảnh có chứa móng

Mô tả được tạo tự động

Đáp án chuẩn:

Vì những kim loại này đã bị oxygen trong không khí oxy hóa, tạo ra một lớp oxide ngoài bề mặt, làm mất vẻ sáng bóng ban đầu. Trong khi đó vàng là kim loại không bị oxy hóa.

1. XÂY DỰNG DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không?

Đáp án chuẩn:

Hiện tượng không giống nhau.

Câu 2: Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Na và Mg

Đáp án chuẩn:

Na > Mg

Vận dụng: Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

Đáp án chuẩn:

Vì đây đều là những kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh, dễ dàng tác dụng với oxygen trong không khí hoặc nước. 

Câu 3: Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Đáp án chuẩn:

Ống nghiệm (1) thấy mảnh magnesium tan dần, có khí thoát ra mạnh. 

Mg + HCl —> MgCl2 + H2

Ống nghiệm (2) thấy có bọt khí xuất hiện trên bề mặt đinh sắt. 

Fe + HCl —> FeCl2 + H2

Ống nghiệm (3), không thấy hiện tượng xảy ra.
Câu 4: Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Fe, Cu, Mg

Đáp án chuẩn:

Mg > Fe > Cu

Luyện tập: Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh họa và viết phương trình hóa học của phản ứng

Đáp án chuẩn:

Khí H2 được sinh ra.

Ví dụ: Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2

Câu 5: Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng

Đáp án chuẩn:

Ống nghiệm (1), không có hiện tượng gì xảy ra. 

Ống nghiệm (2), dây đồng tan dần, dung dịch có màu xanh nhạt, kim loại màu trắng xám bám vào dây đồng. 

Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 6: Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag

Đáp án chuẩn:

Ag < Cu < Zn

Luyện tập: Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:

  1. Ca + H2O ?
  2. Fe + HCl ?
  3. Zn + CuSO4 ?

Đáp án chuẩn:

Ca + H2O Ca(OH)2 + H2

Fe + HCl FeCl2 + H2

Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu

Câu 7: Trong công nghiệp, phương pháp nào được sử dụng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì?

Đáp án chuẩn:

Phương pháp là điện phân nóng chảy. Nguyên liệu là quặng bauxite.

Câu 8: Người ta đã dùng phương pháp nào để tách Zn từ zinc sulfide? Viết phương trình hóa học xảy ra

Đáp án chuẩn:

Phương pháp nhiệt luyện.

2ZnS + 3O—> 2ZnO + 2SO(t độ)

ZnO + C —> Zn + CO  (t độ)

Vận dụng: Hãy giải thích vì sao vàng, đồng, sắt được con người biết đến và sử dụng trước nhôm hàng nghìn năm

Đáp án chuẩn:

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh nên trong tự nhiên không thể tìm được nhôm ở dạng đơn chất, ngoài ra, rất khó để điều chế nhôm đơn chất từ quặng nhôm. Vàng là kim loại khử rất yếu, có thể tìm thấy ở dạng đơn chất còn đồng, sắt có thể điều chế dạng đơn chất dễ dàng hơn nhôm nhiều.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác