5 phút giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức trang 114

5 phút giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức trang 114. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 25. NGUỒN NHIÊN LIỆU

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK

I. DẦU MỎ, KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

Hoạt động 1: Quan sát sơ đồ trên Hình 25.1 và trình bày cấu tạo mỏ dầu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu qua các tài liệu sách, báo, internet, thảo luận nhóm và trình bày về các nội dung sau:

a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở đâu trong tự nhiên? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?

b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?

II. NHIÊN LIỆU

Hoạt động 1: Quan sát Hình 25.2 và trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Theo em, các chất được sử dụng làm nhiên liệu đều phải có tính chất gì?

2. Hãy cho biết trạng thái tồn tại của mỗi nhiên liệu ở điều kiện thường.

Hoạt động 2: Quan sát các loại nhiên liệu khác nhau trong Bảng 25.1 và cho biết ứng dụng của các loại nhiên liệu này trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động 3: Bếp nấu ăn, xe máy, ô tô ở Việt Nam hiện đang sử dụng những loại nhiên liệu gì? Hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng các loại nhiên liệu này an toàn và hiệu quả.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI CÂU HỎI, BÀI TẬP SGK

I. DẦU MỎ, KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

Đáp án HĐ 1: - Lớp khí ở phía trên được gọi là khí mỏ dầu.

- Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa

- Đáy mỏ dầu là lớp nước mặn.

Đáp án HĐ 2: a) - Ở trong vỏ trái đất.

- Nguyên nhân: hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cách đây 10 đến 600 triệu năm. Khi xác động vật chìm sâu dưới đáy biển qua hàng nghìn năm các sinh vật phân rã thành các hợp chất giàu carbon hình thành lên lớp vật chất hữu cơ. Khi trộn lẫn với trầm tích biển thì hình thành lên các lớp đá phiến mịn. Các lớp trầm tích không ngừng lắng đọng bên trên tạo nên một sức ép lớn làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất đã hóa lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành khí dầu mỏ.

b) Nhiên liệu; dung môi; nhiên liệu cho động cơ đốt trong; nhiên liệu cho động cơ phản lực; nhiên liệu cho động cơ diesel và các lò nung; chất bôi trơn; sáp bóng, sáp dầu khoáng; bề mặt đường nhựa, giấy dầu lợp mái.

II. NHIÊN LIỆU

Đáp án HĐ 1: 1. Cháy được, khi cháy tỏa ra nhiệt và phát sáng.

2. Rắn: gỗ, than mỏ.

Lỏng: xăng, dầu diesel, ethanol.

Khí: hydrogen, methane, propane hay butane.

Đáp án HĐ 2: 

Nhiên liệu

Ứng dụng

Khí hóa lỏng

Nhiên liệu (sưởi ấm, bếp gas)

Dầu nhẹ

Dung môi

Naphtha nhẹ

Dung môi

Xăng

Nhiên liệu cho động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,...)

Dầu hỏa

Nhiên liệu cho động cơ phản lực

Dầu diesel

Nhiên liệu cho động cơ diesel và các lò nung

Dầu bôi trơn

Chất bôi trơn

Sáp paraffin

Sáp bóng, sáp dầu khoáng

Nhựa đường

Bề mặt đường nhựa, giấy dầu lợp mái

Đáp án HĐ 3: Ở Việt Nam, bếp nấu ăn thường dùng gas, củi gỗ. Xe máy, ô tô dùng xăng.

- Biện pháp:

+ Tắt thiết bị khi không sử dụng, ưu tiên tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng, bảo dưỡng xe thường xuyên và tiết kiệm nhiên liệu.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn cháy, nổ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức, giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức trang 114, giải Khoa học tự nhiên 9 KNTT trang 114

Bình luận

Giải bài tập những môn khác