Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 25: Nguồn nhiên liệu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 25: Nguồn nhiên liệu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 25. NGUỒN NHIÊN LIỆU

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.

- Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp).

- Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).

- Trình bày được các sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dầu hỏa, than,...) trong cuộc sống.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. DẦU MỎ, KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên

- Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên là nhiên liệu hoá thạch dưới bề mặt Trái Đất. Dầu mỏ gồm hỗn hợp của các hydrocarbon và các hợp chất khác. 

- Khí thiên nhiên có thành phần chính là methane (khoảng 95%) và ethane, propane, butane,...

2. Phương pháp khai thác và chế biên

a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu

Các giai đoạn khait thác:

  • Khoan, thu dầu và khí

  • Loại bỏ tạp chất

  • Xử lí tại nhà máy để chưng cất và thu các sản phẩm khác nhau.

b) Khí thiên nhiên: Khoan xuống mỏ khí và khí sẽ tự phun lên. Sau đó được vận chuyển đến nhà máy để xử lí.

II. NHIÊN LIỆU

1. Khái niệm và phân loại

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

- Dựa trên trạng thái, nhiên liệu được phân thành:

  • Nhiên liệu rắn

  • Nhiên liệu lỏng

  • Nhiên liệu khí

2. Sử dụng nhiên liệu

Nhiên liệu hoá thạch (như khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, xăng, dầu hoả, dầu diesel, than đá,...) được khai thác từ dưới lòng đất, là nguồn nhiên liệu chính hiện nay.

- Nhiên liệu là các chất dễ cháy nên khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng cháy và chữa cháy.

- Trữ lượng nhiên liệu hoá thạch có hạn và việc sử dụng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm môi trường, nên cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 25: Nguồn nhiên liệu, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 25: Nguồn nhiên liệu, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 25: Nguồn nhiên liệu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác