Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Qua đèo ngang

Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Qua đèo ngang. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: QUA ĐÈO NGANG

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua biện pháp tu từ.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về Đèo Ngang. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu tác giả

Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Bà Huyện Thanh Quan? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?

Video trình bày nội dung:

Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sinh năm 1805 tại Hà Nội và mất năm 1848. Bà là một nhà thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Dù thân phận nữ nhi, bà thể hiện tài năng thi phú không thua kém bất cứ bậc nam nhân nào. Thơ của bà đầy chất nhạc và họa, ngôn từ điêu luyện, cảnh và vật rất đỗi trữ tình. Bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà gồm:

 

Thăng Long thành hoài cổ

Qua chùa Trấn Bắc

Qua Đèo Ngang

Nội dung 2: Văn bản “Qua đèo ngang”

Em hãy:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

- Bài thơ này được làm theo thể thơ gì. 

Video trình bày nội dung:

a. Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích

b. Tìm hiểu chung về tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác khi bà đang trên đường vào Huế nhậm chức và dừng chân nghỉ tại đèo Ngang.

- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú.

Đặc điểm của thể loại thể hiện trong văn bản

Nội dung 3: Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ 

Em hãy:

- Nêu những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ?

- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?

- Theo em, đại từ “ta” trong câu thơ cuối được hiểu như thế nào?

- Tình cảm của tác giả thể hiện qua câu thơ cuối là gì?

Video trình bày nội dung:

Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ.

- Thời gian: bóng xế tà

- Hình ảnh: cỏ, cây, đá, lá, hoa

- Từ láy: lom khom, lác đác

- Điệp từ: chen

◊Khung cảnh hoang vắng nhưng đầy sức sống của thiên nhiên Đèo Ngang và sự lặng lẽ, đìu hiu của đời sống con người. Qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên bao la của tác giả.

- Biện pháp tu từ:

+ Biện pháp đảo ngữ: Cặp câu 3 – 4. Tác dụng: nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh. Từ đó, làm rõ tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nhớ nước, thương nhà của tác giả. 

+ Biện pháp nhân hoá: Cặp câu 5 – 6. Tác dụng: nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đối lập với sự thiếu sức sống của bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi.

 Tình cảm, cảm xúc của tác giả

- Ngắt nhịp Dừng chân đứng lại/trời/non/nước (4/1/1/1). 

◊tâm trạng: ngập ngừng khi dừng chân, rồi quyết định đứng lại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang lúc xế tà. Tác giả cảm thấy cô đơn, rợn ngợp khi nhận ra mình nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ “trời, non, nước”.

- Câu: Một mảnh tình riêng, ta với ta

+ Từ ngữ đặc sắc: mảnh tình.

+ Cách diễn đạt độc đáo: ta với ta.

 Mạch cảm xúc có sự vận động: từ nỗi buồn do ngoại cảnh tác động đến tâm trạng nhớ nước, thương nhà và cuối cùng là sự cô đơn khi đối diện với chính mình, không có đối tượng để chia sẻ.

………..

Nội dung video Văn bản 2: Qua đèo ngang còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác