Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 5: Cái chúc thư
Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 5: Cái chúc thư. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5 : VĂN BẢN 2: CÁI CHÚC THƯ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về văn bản: Tác giả, tác phẩm,….
- Tìm hiểu chi tiết văn bản theo nội dung mà đã chia theo bố cục
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng tổ chức trò chơi “Vua Tiếng Việt” với yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các chữ cái tạo thành từ có nghĩa.
a. i/k/c/h/a/n/m
b.ư/t/i/n/ê/g/c/ơ/i
c. ư/c/h/c/u/h/t
d. n/a/h/đ/ê/n
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
+ Em hãy nêu vài nét về tác giả Vũ Đình Long mà em biết?
+ Văn bản “Cái chúc thư” thuộc thể loại nào?
+ Em hãy nêu xuất xứ của văn bản.
+ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả
- Vũ Đình Long (1896-1960) quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội;
- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc.
- Ông là tác giả của nhiều vở kịch hiện đại như: Chén thuốc độc (1921), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944)…
2. Tác phẩm
- Văn bản “Cái chúc thư” trích Hồi IV (Lớp thứ III, IV, V, VI) của vở hài kịch Lê-gate Uy-ni-véc-xen.
- Thể loại: kịch
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU CHI TIẾT
Hoạt động 1: Xung đột
Em hãy cho biết:
Văn bản thể hiện xung đột giữa các nhân vật nào? Các nhân vật trong xung đột này là hiện thân của điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Xung đột giữa Hy Lạc với Khiết, Lý vừa có xung đột với nhau, vừa có xung đột với cụ Di Lung (vắng mặt trong văn bản). Tuy nhiên trong màn kịch này, ba nhân vật hùa vào với nhau thành một phe để mưu toan chiếm gia tài của cụ Di Lung. Nhưng Khiết đã tận dụng cơ hội này để chủ động chia phần cho mình và cho Lý. Do vậy, nảy sinh xung đột với Hy Lạc. Các nhân vật trong xung đột này đều là hiện thân “cái thấp kém”. Họ vì muốn được thừa hưởng gia tài mà dám liều phạm pháp (liều lĩnh đóng vai cụ Di Lung, chủ gia tài, lập chúc thư giả, mạo chữ kí,…). Có thể xem xung đột hài kịch ở đây là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.
Hoạt động 2: Nhân vật Hy Lạc
Em hãy cho biết:
+ Nhân vật Hy Lạc được giới thiệu như thế nào?
+ Tuy là “cậu chủ” nhưng Hy Lạc lại có sự đối lập gì về vị thế?
Video trình bày nội dung:
- Là cháu trai, có cơ hội được hưởng gia tài hơn, thậm chí sẽ là người toàn phần, duy nhất.
- Tuy là “cậu chủ” nhưng đành phải cậy nhờ đến người giúp việc, nhất là Khiết; trong màn kịch lập chúc thư giả, Hy Lạc đành ở vào vị thế yếu, bị Khiết giả vai cụ Di Lung.
Hoạt động 3: Nhân vật Khiết và Lý
Em hãy cho biết, nhân vật Khiết và Lý là nhân vật như thế nào? Nhận xét về tính cách của hai nhân vật này.
Video trình bày nội dung:
- Là những người hầu/ giúp việc, chỉ có thể được chia phần, hưởng lợi nếu Hy Lạc chính thức thừa kế gia tài của Di Lung.
- Vì lòng tham, dám liều lĩnh thực hiện trò giả dối, phạm pháp, lưu manh (Khiết bị Hy Lạc gọi là thằng bợm, đồ đểu cáng,..)
Nội dung video Bài 5: Văn bản 2: “Cái chúc thư” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.