Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thực hành tiếng Việt

Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thực hành tiếng Việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3 : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ HÁN VIỆT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Khái niệm từ Hán Việt
  • Một số yếu tố Hán Việt thông dụng
  • Luyện tập và vận dụng bài tập về “Từ Hán Việt”

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em đã được học những gì về từ Hán Việt?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Lý thuyết

Em hãy cho biết:

+ Thế nào là từ Hán Việt? 

+ Em hãy nêu một số yếu tố Hán Việt thông dụng có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt.

Video trình bày nội dung:

- Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

- Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

+  Vô (không, không có):  vô bổ, vô tận…

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 3: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

A. Xã tắc

B. đất nước

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Câu 5: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Video trình bày nội dung:

Câu 1 - BCâu 2 - ACâu 3 - ACâu 4 - BCâu 5 - C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Đọc đoạn văn và xác định từ Hán Việt trong đoạn văn đó:

“Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cá nhân và cộng đồng là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu này.”

a. Tìm và liệt kê các từ Hán Việt có trong đoạn văn.

b. Giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt được tìm thấy.

 

Nội dung video Bài 3: Thực hành Tiếng việt: “Từ Hán Việt” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác