Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3 : VĂN BẢN 2: THIÊN NHIÊN VÀ HỒN NGƯỜI LÚC SANG THU

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm các hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng của tác phẩm: “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.
  • Tìm những bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 Em hãy ghi lại một vài cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình ngữ văn 7.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG

+ Em hãy xác định thể loại của văn bản

+ Em hãy nêu xuất xứ của văn bản

Video trình bày nội dung:

- Thể loại: Văn nghị luận

- Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của NXB Văn học, năm 1999.

NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU CHI TIẾT

Hoạt động 1: Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

Em hãy:

+ Nêu luận đề của văn bản và cơ sở xác định luận đề đó.

+ Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ của văn bản

Video trình bày nội dung:

- Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. 

- Luận điểm 1: Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.

+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.

+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”. 

- Luận điểm 2: Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.

+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.

Hoạt động 2: Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan. 

Em hãy cho biết:

+ Câu văn nào thể hiện bằng chứng khách quan của người viết?

+ Câu văn nào thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết?

Video trình bày nội dung:

- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. 

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

 

 

Nội dung video Bài 3: Văn bản 2: “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu”  còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác