Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3 : VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về luận đề, luận điểm, bằng chứng khách quan và chủ quan,…
- Phân biệt hai khái niệm khác nhau
- Phân tích các kiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy nêu cách hiểu của mình về các cụm từ: diễn dịch – quy nạp – song song – phối hợp.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
+ Luận đề là gì?
+ Luận điểm là gì?
+ Thế nào là bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.
Video trình bày nội dung:
1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận
- Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.
- Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận
- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.
- Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.
- Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:
Bằng chứng khách quan | Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết |
Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện… | Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. |
Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế. | Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Em hãy cho biết:
+ Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó?
+ Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.
+ Nhận xét về sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra.
Video trình bày nội dung:
1. Vấn đề bàn luận và quan điểm của tác giả
- Vấn đề được bàn luận là tình yêu thiên nhiên và mong muốn bảo vệ thiên nhiên.
- Tác giả thể hiện sự đồng tình với vấn đề “hãy mến yêu và bảo vệ thiên nhiên”.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm, lý lẽ, bằng chứng trong văn bản
3. Nhận xét sức thuyết phục của lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản
Các lí lẽ, bằng chứng phù hợp, dễ hiểu giúp người đọc xác định và hình dung rõ hơn vấn đề đang bàn luận và soi xét vào thực tế cuộc sống.
Nội dung video Bài 3: Viết: “Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.