Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Nói và nghe
Video giảng Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Nói và nghe. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4 : NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày tóm tắt về một vấn đề của đời sống
- Những lưu ý khi trình bày bài nói
- Bài tập luyện tập và vận dụng với việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Có các từ khóa như sau: môi trường, ô nhiễm, bạo lực, học đường, trẻ em, bình đẳng giới, tình nguyện,….Em hãy ghi lại 3 từ khóa mà em ấn tượng vào giấy note sau đó nộp lại cho giáo viên.
- Giáo viên sẽ lựa chọn 3 từ khóa được ghi nhiều nhất đặt câu hỏi: Theo em các từ khóa này nói về vấn đề nào trong đời sống của chúng ta ngày nay?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Trình bày tóm tắt
Em hãy trình bày các bước chuẩn bị bài thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống?
Video trình bày nội dung:
+ Lựa chọn đề tài: Đưa ra vấn đề đời sống mà cảm thấy cần phải thảo luận.
+ Tìm ý và sắp xếp ý:
+ Để tránh nói chung chung hoặc lan man, cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
+ Giới thiệu chung về vấn đề xã hội cần bàn luận (khẳng định nó là bức thiết, quan trọng…)
+ Giới thiệu một vài ý về vấn đề nghị luận
+ Nêu những điểm nổi bật về vấn đề cần bản luận
+ Những ý kiến trái chiều và phản hồi của em.
+ Xác định từ ngữ then chốt.
Hoạt động 2. Trình bày bài nói
Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý những gì?
Video trình bày nội dung:
+ Giới thiệu được vấn đề xã hội đã nêu, cho biết lí do lựa chọn vấn đề đó.
+ Nêu được những thông tin khái quát về vấn đề xã hội đó (nguyên nhân, thực trạng, giải pháp….)
+ Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK
+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Tại sao cần phải đặt tên cho bài nói khi thảo luận về một vấn đề đời sống?
A. Để bài nói có cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu.
B. Để bài nói dài hơn.
C. Để người nghe có thể nhớ được tên bài nói.
D. Để bài nói trở nên quan trọng hơn.
Câu 2: Khi giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, em cần làm gì đầu tiên?
A. Nêu rõ ý kiến cá nhân của mình.
B. Giới thiệu một vài ý về vấn đề nghị luận.
C. Khẳng định nó là bức thiết và quan trọng.
D. Đưa ra các giải pháp cụ thể.
Câu 3: Khi sắp xếp ý cho bài nói, em nên dựa theo quy trình nào?
A. Quy trình tự do, không theo quy tắc.
B. Quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
C. Quy trình mới, sáng tạo.
D. Không cần sắp xếp ý, chỉ cần nói theo cảm hứng.
Câu 4: Khi trình bày về những ý kiến trái chiều, em cần làm gì?
A. Phớt lờ chúng và tập trung vào ý kiến của mình.
B. Trình bày chúng một cách khách quan và đưa ra phản hồi của mình.
C. Chỉ nhắc đến nếu được hỏi.
D. Bỏ qua và không đưa vào bài nói.
Câu 5: Tại sao cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khi trình bày?
A. Để gây ấn tượng mạnh với người nghe.
B. Để hỗ trợ việc truyền đạt ý tưởng và làm rõ nội dung.
C. Để bài nói trở nên sinh động hơn.
D. Để làm bài nói trở nên phức tạp và đa dạng.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - A | Câu 2 - C | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
CH: Hãy chọn một vấn đề xã hội mà em cảm thấy cần thiết phải thảo luận (ví dụ: vấn đề bảo vệ môi trường, bạo lực học đường, tác động của mạng xã hội đối với học sinh, v.v.).
Nội dung video Bài 4: Nói và nghe: “Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.