Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Thực hành tiếng việt trang 86

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Thực hành tiếng việt trang 86. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Xin chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ khám phá một điều mới mẻ, chắc chắn sẽ mang lại cho các em những kiến thức bổ ích. Các em đã sẵn sàng?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được sự mạch lạc của VB.
  • Nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và hân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.
  • Năng lực nhận diện, xác định tính mạch lạc trong văn bản.         
  • Năng lực xác định ngôn ngữ vùng miền trong văn bản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học hôm nay, cô muốn các em cùng tham gia một trò chơi nhỏ. Trò chơi này sẽ giúp chúng ta đến gần hơn với bài học mà chúng ta sắp tìm hiểu. Trò chơi mang tên “Ai nhanh hơn”.

Lớp chúng ta sẽ chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hãy kể các từ để chỉ về “mẹ, bố” ở các vùng miền khác nhau. Nhóm nào kể được nhiều nhất các đáp án đúng sẽ giành chiến thắng.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu tri thức Tiếng Việt

Cô yêu cầu các em đọc phần tri thức tiếng Việt ở trang 77 và thảo luận theo nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Hãy chỉ ra các đặc điểm và chức năng của một văn bản mạch lạc. Các em cần nêu rõ những yếu tố nào làm cho văn bản trở nên mạch lạc và dễ hiểu.

  • Nhóm 2: Hãy thảo luận về sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền. Sự khác biệt này thể hiện ở những khía cạnh nào? Các em cũng cần suy nghĩ về tác dụng của những khác biệt đó đối với việc giao tiếp và hiểu biết văn hóa giữa các vùng miền.

Video trình bày nội dung:

1. Mạch lạc trong văn bản

* Đặc điểm: 

- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề.

- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí (nhớ lại), ý nghĩa (tương đồng, tương phản).

* Chức năng: Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/ người nghe.

2. Ngôn ngữ các vùng miền

- Sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện:

+ Ngữ âm

+ Từ vựng

- Tác dụng: sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú

Nội dung 2: Thực hành luyện tập

Chúng ta cùng đến với phần thực hành để củng cố kiến thức thôi nào! Cô mời một bạn đọc yêu cầu của bài tập 1 trước lớp.

Các em hãy đọc lại văn bản “Cốm vòng” và chỉ ra chủ đề xuyên suốt các đoạn, trình tự sắp xếp các đoạn trong văn bản 1. Từ đó, các em hãy nhận biết tính mạch lạc của văn bản.

Video trình bày nội dung:

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong VB Cốm Vòng là:

- Giới thiệu về cốm, một thức quà ngon và tinh tế.

- Ca ngợi vẻ đẹp, vị ngon, hương thơm và giá trị của cốm.

b. Trình tự sắp xếp trong VB cốm Vòng có thể chia thành 3 phần (mỗi phần gồm có nhiều đoạn) như sau:

- Phần 1: Từ “Tôi đố ai tìm được” đến “sản xuất được cốm quý”, giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và huyền thống làm cốm của người làng Vòng.

- Phần 2: Tù “Dù sao, ta cũng nên biết rằng” đến “tinh khiết và thơm tho lạ lùng”, mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng.

- Phần 3: Từ “Đã có lúc ngồi nhìn người hàng cốm xẻ từng mẻ cốm” đến “cảm khái nhường bao!”, nêu lên những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng, nâng niu công sức của đất trời, của con người. Đây là một trình tự hợp lí của các ý, thể hiện quá trình tự hợp lí của câu, của đoạn.

………..

Nội dung video Thực hành tiếng việt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác