Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 2 Đọc kết nối Biết người, biết ta
Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 2 Đọc kết nối Biết người, biết ta. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 3: BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hiểu thêm về những mối quan hệ trong đời sống và cách nhìn con người, sự việc của tác giả dân gian.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu chung
Bây giờ các nhóm 4-6 đọc kĩ VB và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.
Video trình bày nội dung:
*BPTT: Ẩn dụ
“châu chấu”, “con sắt”: chỉ những kẻ yếu.
“xe”, “ông Đùng”: chỉ những kẻ mạnh.
Tăng tính hàm súc cho hình ảnh thơ; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
*BPTT: Nói quá
“Châu chấu đá xe”, “con sắt đập ngã ông Đùng”: chỉ những con vật nhỏ bé dám chống lại kẻ mạnh.
“Tưởng rằng … nghiêng”: kẻ yếu chiến thắng kẻ lớn mạnh.
“Đắp … tay”: nhấn mạnh sự to lớn của bàn tay.
Phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
*BPTT: Nhân hóa (CD3)
“khoe”: miêu tả hành động của trăng và đèn như của con người..
Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho hình ảnh thơ. Đồng thời phê phán những kẻ thích khoe khoang mà không biết khuyết điểm của mình.
+ Câu 2: Bài học: Kẻ yếu có thể chiến thắng được kẻ mạnh nếu như họ dám đương đầu. Khi đứng về lẽ phải dù có là kẻ yếu thì vẫn chiến thắng những kẻ mạnh; Không phải cứ lấy số đông là có thể áp đảo được những điều nhỏ bé, yếu đuối; Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng. Chúng ta không nên tự kiêu, coi thường người khác..
Nội dung 2: Truyện ngụ ngôn và ca dao
Em hãy trình bày điểm giống và khác của truyện ngụ ngôn và ca dao.
Video trình bày nội dung:
Điểm giống nhau: Truyện ngụ ngôn và những bài ca dao trên đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.
Điểm khác nhau:
Truyện ngụ ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện.
Các VB 1,2 dù có đủ tình huống, sự việc tuy nhiên vẫn bộc lộ thái độ và quan điểm của tác giả.
………..
Nội dung video Văn bản 3: Biết người, biết ta còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.