Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 1 Ôn tập

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 1 Ôn tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1 : ÔN TẬP

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- So sánh và chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ (Lời của cây và Sang thu) đã học.

- Nhận xét được về thể thơ, vần, nhịp của một khổ thơ mới.

- Nhận biết được phó từ, giải thích được lí do có thể lược bỏ ba phó từ trong bài tập đã cho hay không và cho biết được chức năng của phó từ.

- Nêu được bài học kinh nghiệm về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Viết được một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà bản thân yêu thích.

- Lý giải được thao tác dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

- Nêu được ý nghĩa của việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên đối với cuộc sống con người.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng thảo luận và thực hiện yêu cầu sau : nối tên của tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho tương ứng:

A

 

B

1. Lời của cây

 

a. Hữu Thỉnh

2. Nắng hồng

 

b. Trần Hữu Thung

3. Ông Một

 

c. Huy Cận

4. Con chim chiền chiện

 

d. Vũ Hùng

5. Sang thu

 

e. Bảo Ngọc

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nội dung 1: Hoàn thành BT1

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng thảo luận, chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở).

Video trình bày nội dung:

Văn bản

Phương diện                so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Cảm nhận về thiên nhiên, sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên.

- Thể thơ bốn chữ, chủ yếu dùng vần chân.

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hoá.

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện sự nâng niu sự sống.

- Thay mật cây gửi thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cáy, loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ây mới là những mầm sóng; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

- Thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu.

- Thông điệp của bài thơ: Hãy biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà thú vị từ thiên nhiên, tạo vật.

 

Nội dung 2: Hoàn thành BT2

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời câu hỏi sau : Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Chừng như thu ngấp nghé

Trong hương vườn đâu đây

Khói lam chiều rất nhẹ

Sông vừ vơi vừa đầy.

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Video trình bày nội dung:

Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ:

+ Thể thơ: 5 chữ.

+ Vần: vần chân cách.

+ Nhịp: 2/3, 3/2.

………..

Nội dung video Bài 1: Ôn tập  còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác