Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 3 Đọc Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 3 Đọc Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN

Chào các em! Hôm nay, cô muốn mời các em tham gia vào một chuyến phiêu lưu với kiến thức. Các em đã chuẩn bị ba lô và tinh thần chưa?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

  • Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

  • Xác định được mục đích và nội dung chính của VB.

  • Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB.

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen;

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen;

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen;

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để bắt đầu buổi học hôm nay thật hào hứng, cô sẽ đặt ra một câu hỏi cho cả lớp:

1. Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

2. Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

Cô mời các em xác định thể loại và bố cục của văn bản mà chúng ta vừa đọc.

Tiếp theo, cô có một câu hỏi dành cho các em: Văn bản này được viết ra nhằm mục đích gì? Hãy xác định nội dung chính của văn bản nhé!

Video trình bày nội dung:

- Thể loại: nghị luận văn học

- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”): Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

+ Phần 2 (tiếp theo đến “thanh cao, trong sạch”): Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen

- Mục đích của văn bản: nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.

- Nội dung: Nhấn mạnh, khẳng định tầng nghĩa trực tiếp (miêu tả vẻ đẹp hoa sen) và tầng nghĩa biểu tượng (cách sống thanh cao, giữ vững phẩm giá) của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Nội dung 2: Tìm hiểu phần giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Cô sẽ cùng các em tìm hiểu về giá trị nội dung của bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" như sau:

Trước tiên, cô mời một bạn đọc đoạn đầu văn bản. Các em chú ý lắng nghe.

Sau khi đọc xong, cô đặt câu hỏi: Tác giả đã nêu ra ý kiến gì? Em có nhận xét gì về cách nêu ý kiến của tác giả?

Chúng ta sẽ thảo luận để làm rõ hơn về giá trị nội dung của bài ca dao và ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn truyền tải nhé.

Video trình bày nội dung:

- Tác giả nêu ra vấn đề: Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mỹ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

- Tác giả đã nêu ra hai ý kiến lớn:

+ Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách tài tình, khéo léo (3 câu thơ đầu trong bài ca dao)

+ Những triết lí sống sâu sắc (câu thơ cuối)

→ Cách nêu vấn đề trực tiếp ngắn gọn.

Nội dung 3: Tìm hiểu vẻ đẹp hoa sen qua các câu ca dao

Văn học là hành trình không ngừng khám phá, và đôi khi, để hiểu rõ hơn một tác phẩm, chúng ta cần nhìn nó qua lăng kính của những tác phẩm khác. Vậy hãy cùng cô khám phá vẻ đẹp của hoa sen qua các câu ca dao mà tác giả đã phân tích.

Cô sẽ yêu cầu các em làm việc theo cặp để cùng thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Từ ý kiến ban đầu, tác giả đã triển khai các ý kiến nhỏ như thế nào?

Theo các em, có thể thay đổi trật tự của các ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong bài được không? Việc sắp xếp trật tự các ý kiến theo cách này có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Các em hãy thảo luận và chia sẻ ý kiến của mình với bạn cùng cặp nhé!

Video trình bày nội dung:

* Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

- Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

+ Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục

- Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí

 + Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

+ Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở

- Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Bằng chứng 1.3: câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

* Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

- Lí lẽ: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng

* Nhận xét: 

- Các ý kiến lớn được sắp xếp theo hai tầng nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao:

+ Ý kiến lớn 1 nói về nghĩa tả thực.

+ Ý kiến lớn 2 nói về nghĩa tượng trưng

 => Cách sắp xếp đi từ tả thực đến tượng trưng là phù hợp với quá trình đọc, giải nghĩa hình ảnh. 

- Các ý kiến nhỏ được sắp xếp theo trình tự bố cục bài ca dao, đi theo mạch triển khai ý của tác giả dân gian. 

- Cách sắp xếp trật tự ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt lập luận của VB, từ đó làm tăng sức thuyết phục của VB về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.

=> Không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ sẽ làm xáo trộn mạch lập luận của văn bản

……………..

Nội dung video Văn bản 2: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác