Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 2 Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 2 Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Chào các em! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một bài học rất thú vị và bổ ích. Các em đã sẵn sàng chưa?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
  • Năng lực viết, tạo lập văn bản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để bắt đầu bài học hôm nay, cô có một câu hỏi nhỏ dành cho các em: 

Em có thể chia sẻ về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà bản thân yêu thích cho co và các bạn cùng nghe được không?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

Chúng ta bắt đầu với nội dung đầu tiên - Tìm hiểu tri thức về kiểu bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, đây sẽ là nền tảng quan trọng cho những phần tiếp theo. Các em hãy thực hành thảo luận theo bàn, đọc thông tin trong SGK và trả lời cho cô câu hỏi sau:

  • Em hiểu như thế nào về bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử?

  • Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?  

Video trình bày nội dung:

- Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại một sự việc có thật nhằm giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử có liên quan.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.

+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

Nội dung 2: Phân tích kiểu văn bản

Hãy dành một chút thời gian để đọc bài viết “Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang”. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về các lập luận và cách mà tác giả xây dựng ý tưởng trong văn bản. 

Các em chú ý, cô sẽ mời 3 bạn lần lượt đọc nối tiếp các đoạn văn trong văn bản mẫu trước lớp. Các bạn còn lại đọc thầm theo nhé.

Sau đó, cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và trả lời các câu hỏi ở cuối văn bản mẫu.

Video trình bày nội dung:

1. Đoạn mở bài đã nêu được sự việc vào tháng 9 năm ngoài, lớp của tác giả đến thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) dự lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

2. Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện:

- Sự việc:

+ Khi đứng trước đền

+ Từ sáng sớm, dòng người đổ về thắp hương, dâng lễ trong niềm tưởng nhớ bậc tiền nhân.

+ Ban tổ chức đọc bài diễn văn tưởng niệm Nguyễn Trung Trực, nhắc lại hình ảnh của ông từ khi còn nhỏ đến khi trở thành thủ lĩnh trong công cuộc chống giặc, cứu nước với những chiến công.

- Sự kiện: Các sự kiện về chiến công của Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân: đốt cháy tàu Ét-xơ-pe-răng-xơ (L’Espérance) của thực dân Pháp tại vàm sông Nhựt Tảo vào ngày 10/12/1861; đánh úp thành công đồn Kiên Giang ngày 16/6/1868;...

3. Người viết đã kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện: miêu tả tính chất của buổi lễ tưởng niệm Nguyễn Trung Trực cũng như tính chất các trận đánh của ông.

4. Nội dung đoạn kết bài là khẳng định lại ý nghĩa của lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực hằng năm ở Rạch Giá (Kiên Giang).

Nội dung 3: Viết theo quy trình

Cô sẽ phát cho mỗi em một tờ giấy ghi chú. Nhiệm vụ của các em là liệt kê tên những nhân vật mà các em đã học hoặc đã biết và để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Tiếp theo, các em sẽ thảo luận theo các bước sau:

  • Khi đã viết xong, hãy dán tờ giấy ghi chú của mình lên một tờ giấy A4 và chia sẻ với các bạn trong bàn.
  • Sau khi thảo luận xong, các em hãy chốt lại đề tài cho bài viết của mình nhé.

Video trình bày nội dung:

Bước 1: Chọn đề tài (sự việc) cho bài viết thuật lại sự việc

Bước 2: Tìm ý tưởng liên quan đến bối cảnh, không gian, thời gian, các chứng tích, nhân chứng.

Bước 3: Lập dàn ý

Bước 4: Viết bài

Bước 5: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

………..

Nội dung video Viết: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác