Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: MÙA THU VỀ TRÙNG KHÁNH NGHE HẠT DẺ HÁT

Chào các em! Hôm nay, thầy/cô muốn mời các em tham gia vào một chuyến phiêu lưu với kiến thức. Các em đã chuẩn bị ba lô và tinh thần chưa?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tàn văn.

  • Nhận biết được chủ đề của VB.

  • Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát;

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát;

  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi chúng ta tìm hiểu nội dung chính, cô có một câu hỏi khởi động muốn các em thử suy nghĩ:

Em có thể chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất cho cô và các bạn cùng nghe được không?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành đọc văn bản. 

Em hãy xác định thể loại văn bản. Em hãy nhắc lại khái niệm đặc điểm thể loại văn bản đã học trong phần tìm hiểu Tri thức ngữ văn.

Theo em, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Video trình bày nội dung:

- Thể loại: tản văn

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “…cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân”): giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

+ Phần 2 (tiếp đến “…trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…”): Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ.

+ Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa của mối tương giao giữa con người với tự nhiên.

Nội dung 2: Tìm hiểu vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

Mỗi vùng đất là một đặc sản, một món quà tinh túy mà trời đất ban tặng, hợp với đất, với nước với con người nơi đó. Nhắc đến Trùng Khánh – Cao Bằng là nhớ đến một đặc sản của mùa đông với hạt dẻ ấm nồng, thơm đượm ánh lửa hồng như tình cảm của người vùng cao gửi gắm đến muôn nơi.

Các em hãy tiến hành thảo luận theo cặp, đọc đoạn văn từ đầu đến “ đãi quý nhân” và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả đã khẳng định điều gì trong phần đầu đoạn văn?

+ Hạt dẻ Trùng Khánh được tác giả giới thiệu thông qua những đặc điểm nào? Tìm những hình ảnh, chi tiết cụ thể.

+ Em hãy tìm những chi tiết nói lên tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.  

Video trình bày nội dung:

- Tác giả khẳng định: Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì.

- Tác giả lí giải cho vị trí số một của hạt dẻ Trùng Khánh là vì: Nếu mang hạt dẻ đó đi trồng nơi khác sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ.

- Tác giả đã giới thiệu về hạt dẻ qua các đặc điểm:

+ Hình dáng: tròn đều, hạt nhỏ nhất bằng ngón chân cái. 

+ Màu sắc: Khi chín, vỏ lên màu hỗn hợp, giữa nâu và tía. Khi còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến.

+ Vỏ: có vỏ cứng, dày và có nhiều lông măng.

+ Cách ăn: đem luộc, hấp hoặc nướng chín sẽ có hương thơm và vị ngọt bùi tự nhiên.

+ Thời gian thu hoạch: mùa thu – tháng 8 âm lịch.

- Cốm trộn hạt dẻ trở thành một món ăn đặc sản, sang trọng, một thứ vật quý để khoản đãi quý nhân.

→ Tác giả giới thiệu một cách say mê, tự hào về sản vật quê hương.

Nội dung 3: Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ

Các em đã bao giờ nghe nói về rừng dẻ hay nhìn thấy rừng dẻ trong thực tế chưa? Rừng dẻ không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và tiềm năng du lịch rất đặc biệt. Để đi sâu vào nội dung, các em hãy làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy tìm những chi tiết  miêu tả âm thanh, màu sắc của rừng dẻ. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tu từ gì?

+ Em có hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn “Hạt dẻ rơi rơi….vừa dày vừa cứng”?

Video trình bày nội dung:

- Âm thanh: dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp, rừng dẻ khe khẽ hát như rang.

- Màu sắc: Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu

→ Không gian thơ mộng, nơi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp, lắng nghe được thanh âm, khúc hát của rừng dẻ.

- Nghệ thuật nhân hóa khiến cho cây cối, động vật trong rừng trở nên sống động, gần gũi với con người.

- Tác giả kiến nghị: phát triển du lịch, rừng dẻ là địa điểm

→ Vẻ đẹp say đắm lòng người của rừng dẻ và tình cảm say mê, tự hào của tác giả với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên.

……………..

Nội dung video Văn bản 2: Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác