Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước
Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ĐỌC MỞ RỘNG: MÙA PHƠI SÂN TRƯỚC
Xin chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ khám phá một điều mới mẻ, chắc chắn sẽ mang lại cho các em những kiến thức bổ ích. Các em đã sẵn sàng?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn, nhận biết được chủ đề của VB, đồng thời nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mùa phơi trước sân;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa phơi trước sân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng thể loại.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để bắt đầu bài học hôm nay, cô có một câu hỏi nhỏ dành cho các em:
Kỉ niệm của em đáng nhớ nhất về quê hương là gì?Tại sao em lại yêu thích kỉ niệm đó.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu hình ảnh mùa phơi sân trước
Với mỗi người, quê hương là vùng kí ức không thể nào quên. Với nhà văn Nguyễn Ngọc tư, kỉ niệm về sân phơi mùa gió chướng gắn với kỉ niệm về con người, vùng đất quê hương đã mang đến cho người đọc một bức tranh đẹp về miền quê Nam Bộ.
Các em hãy đọc lại đoạn đầu văn bản và trả lời những câu hỏi sau:
+ Tác giả giới thiệu về kỉ niệm gì trong phần đầu văn bản.
+ Những hình ảnh nào gợi nhắc tác giả nhớ về tuổi thơ?
+ Người dân phơi gì trên những giàn phơi? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong phần này.
+ Hãy nhận xét những hình ảnh miêu tả về mùa phơi trước sân của tác giả.
Video trình bày nội dung:
- Kỉ niệm: Ngày còn nhỏ đạp xe về nhà ngoại.
- Gió chướng về vào tháng Chạp → báo hiệu Tết về.
- Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong kí ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình:
+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, …
+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”.
- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.
- Nhận xét:
+ Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình.
+ Những hình ảnh miêu tả chân thực, bình dị nhưng đầy chất thơ, là những kí ức đẹp trong lòng tác giả về quê hương yêu dấu.
Nội dung 2: Tìm hiểu kỉ niệm và cảm xúc của tác giả về mùa phơi
Các em có thể thấy hình ảnh những bà, những mẹ bận rộn bên sân phơi, treo lên những mẻ nông sản vừa thu hoạch được. Hình ảnh ấy không chỉ đơn thuần là hoạt động thường ngày mà còn mang đến cảm giác bình yên và gần gũi với thiên nhiên. Vậy tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì về mùa phơi? Hãy cùng cô tìm hiểu qua việc trả lời những câu hỏi sau:
+ Qua những hình ảnh, từ ngữ của tác giả khi nhớ về kỉ niệm “mùa phơi sân trước”, em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
+ Tác giả đã sử dụng cách xưng hô như thế nào trong văn bản? Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?
Video trình bày nội dung:
- Qua những kỉ niệm về sân phơi, những món ăn ngày tết đã thể hiện tình cảm yêu mến quê hương, cảm xúc nhớ nhung, thèm thuồng đối với những món ăn mang hương vị quê nhà, đồng thời là niềm thương đối với những mảnh đời nghèo khổ.
- Cách xưng hô: “mình”, gọi “người ta”
→ cách xưng hô thân tình, thể hiện được sự thương mến, đồng cảm với những phận nghèo.
………..
Nội dung video Đọc mở rộng theo thể loại: Mùa phơi sân trước còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.