Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc kết nối Thu sang

Video giảng Ngữ văn 7 Chân trời bài 4 Đọc kết nối Thu sang. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: THU SANG

Chào các em! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau mở ra một cánh cửa mới của tri thức. Các em hãy thử đoán xem bài học hôm nay là gì nào?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vận dụng kĩ năng đọc hiểu VB thơ đã học ở bài 1 đề hiểu nội dung bài thơ.
  • Liên hệ, kết nối với VB (Cốm Vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dè hái) để hiểu hơn về chủ điểm (Quà tặng của thiên nhiên).
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thu sang;
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thu sang;
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
  • Năng lực phân tích, so sánh về nội dung của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi chúng ta tìm hiểu nội dung chính, cô có một câu hỏi khởi động muốn các em thử suy nghĩ:

Em có thích mùa thu không? Thiên nhiên mùa thu để lại trong em ấn tượng gì (về thời tiết, cảnh vật, thiên nhiên, con người)?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Trước khi khám phá giá trị của tác phẩm, cô trò chúng ta hãy cùng tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. Ai là người đã viết nên những dòng chữ khiến trái tim chúng ta rung động? Tác giả này có những điều gì đặc biệt trong cuộc sống và sự nghiệp văn chương của mình? Tác phẩm “Sang thu” có xuất xứ như thế nào? Thể loại của văn bản là gì? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Video trình bày nội dung:

Tác giả:

- Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi

- Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình)

- Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách

- Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

Tác phẩm:

- In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000.

- Thể loại: thơ lục bát

- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

Nội dung 2: Tìm hiểu âm thanh và màu sắc mùa thu

Mùa thu là một trong những mùa đẹp nhất trong năm, phải không các em? Ai trong chúng ta cũng đã từng cảm nhận những cơn gió nhẹ mơn man, hương hoa cúc thoang thoảng hay tiếng lá rơi xào xạc dưới chân. Cảnh sắc mùa thu không chỉ đẹp mà còn chứa đựng những âm thanh rất riêng biệt

Các em hãy theo dõi bài thơ và trả lời cho cô câu hỏi sau:

+ Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả màu sắc, âm thanh cho thấy thiên nhiên biến đổi theo từng thời khắc trong ngày, theo mùa.

+ Những từ ngữ, hình ảnh đó mang lại cho em cảm nhận như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ? Chỉ ra câu thơ sử dụng biện pháp tu từ.

Video trình bày nội dung:

- Âm thanh: tiếng chim → tín hiệu báo hiệu thu sang.

- Bức tranh thu hiện lên với nhiều màu sắc:

+ Màu vàng của tia nắng

+ Màu xanh của trời

+ Màu lá vàng rơi

+ Trăng vàng

- Hình ảnh:

+ Tiếng ve đã biến mất

+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu.

- Nghệ thuật: 

+ Nhân hóa, so sánh

+ Điệp từ “tự”

→ Vạn vật trở nên gần gũi, sống động. 

→ Khung cảnh mùa thu sang tươi đẹp, sống động, dịu dàng, mát mẻ.

Nội dung 3: Tìm hiểu cảm xúc của tác giả với bức tranh thu

Thời gian vẫn xoay vần, bốn mùa luân chuyển, mỗi thời khắc giao mùa luôn để lại trong chúng ta những ấn tượng và cảm xúc riêng trong tâm hồn. Mùa thu sang mang theo những đổi thay của đất trời và nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã kịp ghi lại những âm thanh và cảm xúc về mùa thu. 

Các em hãy tiếp tục theo dõi văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên.

+ Rút ra nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ.

Video trình bày nội dung:

- Tác giả có những rung động, cảm nhận tinh tế về âm thanh, sắc màu đặc trưng của mùa thu.

- Tình cảm của tác giả với thiên nhiên được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi…

→ Tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể.

- Cách thể hiện: tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên nhiên xung quanh.

……………..

Nội dung video Văn bản 3: Sang thu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác