Slide bài giảng tin học 10 cánh diều bài 6 chủ đề F: Câu lệnh rẽ nhánh

Slide điện tử bài 6 chủ đề F: Câu lệnh rẽ nhánh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH (2 TIẾT)

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán
  • Điều kiện rẽ nhánh

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

- Em hãy mô tả cấu trúc rẽ nhánh?

Nội dung ghi nhớ:

- Cấu trúc rẽ nhánh:

Tech12h

- Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh của Hình 1b:

Tech12h

2. Điều kiện rẽ nhánh

- Hãy trình bày điều kiện rẽ nhánh?

Nội dung ghi nhớ:

- Trong mô tả thuật toán, <điều kiện>

rẽ nhánh là một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.

- Phép so sánh hai giá trị hay so sánh hai biểu thức sẽ cho ta một biểu thức logic.

Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python

So sánhKí hiệu trong Python
Lớn hơn
Lớn hơn hoặc bằng>=
Nhỏ hơn
Nhỏ hơn hoặc bằng<=
Bằng==
Khác!=

- Ví dụ 1: Bảng 2 minh họa một số <điều kiện> được biểu diễn bằng phép so sánh viết trong Python và giá trị logic tương ứng của nó

Điều kiệnGiá trị logic của điều kiện với A = 5, B = 10
A < BTrue
A*A + B*B <= 100False
A + 5 != BFalse
2*A == BTrue

Một số phép toán logic

Phép tínhBiểu thứcÝ nghĩa
andx and yCho kết quả True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị True
orx or yCho kết quả False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False
notnot xĐảo giá trị logic của x

- Ví dụ 2: Bảng 3 cho ta một số ví dụ về <điều kiện> được tạo thành do kết nối một vài biểu thức logic lại bằng các phép tính logic

Điều kiệnGiá trị của biểu thức logic điều kiện A = 5, B = 10
(A < B) and (A + 5 != B)False
(3*A > B) or (2*A == B)True
not (A*A + B*B <= 100)True

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu là phép tính logic

A. or

B. and

C. not

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chọn phát biểu đúng?

Cho biểu thức: x or y

A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.

B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.

C. Đảo giá trị của x và y cho nhau

D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.

Câu 3: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:

1. if <điều kiện>

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

2. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

3. <điều kiện>:

     <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

4. if <điều kiện>:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là

A. Một biểu thức số học.   

B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.  

C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.

D. Một biểu thức so sánh. 

Câu 5: Câu lệnh nào sau đây viết đúng:

1. if a>b

print(a)

2. if a>b:print(a)

c. if a>b print(a)

4. if a>b:

          print(a)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

B

C

D

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:

a=2

b=3

if a>b:

          a=a*2

else:

          b=b*2

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là bao nhiêu?

Câu 2: Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic sau nhận giá trị gì?

(x%5==0) and (y%2==0)