Slide bài giảng tin học 10 cánh diều bài 2 chủ đề F: Biến, phép gán và biểu thức số học
Slide điện tử bài 2 chủ đề F: Biến, phép gán và biểu thức số học. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2: BIẾN, PHÉP GÁN VÀ BIỂU THỨC SỐ HỌC (2 TIẾT)
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Hãy hco biết kí hiệu phép chia lấy phần nguyên trong Python?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Biến và phép gán
- Biến trong chương trình
- Tìm hiểu phép gán trong chương trình
- Soạn thảo chương trình
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Biến và phép gán
- Hãy phát biểu khái niệm biến?
Nội dung ghi nhớ:
a. Biến trong chương trình
- Biến là tên một vùng nhớ, trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi.
- Giá trị lưu trữ trong biến có thể thay đổi. Cần đặt tên biến theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình.
+ Không trùng với từ khóa
+ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”
+ Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”
- Một số từ khóa thường dùng trong Python:
*Hoạt động 1.
- Biến được sử dụng: biến A.
b. Tìm hiểu phép gán trong chương trình
- Câu lệnh gán trong Python:
- Các bước thực hiện phép gán:
+ B1. Tính giá trị biểu thức ở vế phải
+ B2. Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái.
- <Biểu thức>: thường gặp là biểu thức số học. Biểu thức số học có thể là một số, một tên biến hoặc các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học.
- Lưu ý :
+ Các phép toán được thực hiện theo thứ tự như trong toán học
+ Trong biểu thức chỉ sử dụng các cặp ngoặc tròn để xác định thứ tự thực hiện các phép tính
+ Trước và sau mỗi tên biến, mỗi số hoặc dấu phép tính có thể có số lượng tùy ý các dấu cách (dấu trắng)
2. Soạn thảo chương trình
- Em hãy cho biết để soạn thảo chương trình cần có những bước nào?
Nội dung ghi nhớ:
*Kết luận: Trong Python:
+ Ở cửa sổ Shell máy tính thực hiện ngay từng câu lệnh.
+ Ở cửa sổ Code, ta có thể soạn thảo và lưu một tệp chương trình, chạy và chỉnh sửa chương trình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?
A. Không trùng từ khóa của Python.
B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Biến là đại lượng bất kì.
C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 3: Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x%y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
A. 0
B. 3
C. 2
D. 6
Câu 4: Biểu thức (x+y)2 chuyển sang Pytthon là:
A. (x**2+y**2)
B. (x+y)***2
C. (x+y)**2
D. (x+y)*2
Câu 5: Phép gán nào sau đây là đúng ?
A. x==3
B. x:=3
C. x=3
D. x:3
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | A | A | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu như thế nào?
Câu 2: Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là gì?