Slide bài giảng tin học 10 cánh diều bài 4 chủ đề F: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
Slide điện tử bài 4 chủ đề F: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: CÁC KIỂU DỮ LIỆU SỐ VÀ CÂU LỆNH VÀO – RA ĐƠN GIẢN (2 TIẾT)
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta thực hiện thao tác nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
- Tìm hiểu tác hại của sự bất cần khi chia sẻ thông tin qua internet
- Cách nhập dữ liệu từ bàn phím
- Xuất dữ liệu ra màn hình
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
- Hãy nêu khái niệm số nguyên?
Nội dung ghi nhớ:
- Trong ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực
- Câu lệnh type (biến) cho kiểu dữ liệu hiện thời của biến.
*Hoạt động 1:
>>> type(20/5)
<class 'float'>
>>> type(20//3)
<class 'int'>
>>> type(20%3)
<class 'int'>
>>> type(5.0%3)
<class 'float'>
2. Tìm hiểu tác hại của sự bất cần khi chia sẻ thông tin qua internet
- Để nhập dữ liệu của biến, chúng ta dùng câu lệnh gì?
Nội dung ghi nhớ:
a. Cách nhập dữ liệu từ bàn phím
- Câu lệnh nhập dữ liệu của biến là:
+ Biến = input (dòng thông báo)
+ Biến = int (input (dòng thông báo))(với biến kiểu nguyên)
+ Biến = float (input (dòng thông báo))(với biến biểu thức).
*Hoạt động 2:
Sử dụng câu lệnh input() để yêu cầu nhập dữ liệu từ bàn phím.
b. Xuất dữ liệu ra màn hình
- Câu lệnh đưa các giá trị biểu thức ra màn hình là:
Print (danh sách biểu thức)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
a=3.4
print(type(a))
Kết quả trên màn hình là kiểu dữ liệu:
A. int
B. float
C. str
D. bool
Câu 2: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng
A. Số nguyên.
B. Xâu kí tự.
C. Số thực.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.
B. Tất cả các biến dùng trong chương trình không cần phải đặt tên.
C. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal.
D. Python yêu cầu sử dụng dấu ; khi kết thúc câu lệnh.
Câu 4: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc
A. x y.
B. x12.
C. _xx.
D. X56.
Câu 5: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là:
A. Biến=(input(dòng thông báo)
B. Biến=float(input(dòng thông báo))
C. Biến=input()
D. Biến=int(input(dòng thông báo))
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | D | A | A | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
a=16
b=17
x=abs(a-b)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là bao nhiêu?
Câu 2: Trong Python trên một dòng có thể viết bao nhiêu câu lệnh?