Slide bài giảng tin học 10 cánh diều bài 1 chủ đề D: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Slide điện tử bài 1 chủ đề D: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1. TUÂN THỦ PHÁP LUẬT TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (2 TIẾT)

 

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Hãy cho biết biện pháp an ninh để bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số là gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Bản quyền thông tin và sản phẩm số 
  • Khai thác nguồn học liệu mở trên internet
  • Tìm hiểu tác hại của sự bất cần khi chia sẻ thông tin qua internet 
  • Tìm hiểu thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính có thể bị tiết lộ 
  • Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU MỞ TRÊN INTERNET

1. Bản quyền thông tin và sản phẩm số

Em biết gì về quyền tác giả?

Nội dung ghi nhớ:

- Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa (gọi tắt là tác phẩm) của mình. Các sản phẩm số cũng được bảo vệ bởi quyền tác giả.

- Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng cho cả những xuất bản phẩm đã được số hóa (như bài viết, thanh ảnh, video, …) và các sản phẩm kĩ thuật số (như trang web, phần mềm, …).

* Hoạt động 1:

- Công ty có vi phạm quyền tác giả.

- Áp dụng theo Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì công ty này bị:

+ Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới mọi hình thức điện tử, trên môi trường internet và kĩ thuật số.

* Hoạt động 2:

- Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả, không được thu tiền dưới mọi hình thức các bài viết của mình.

- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

2. Tìm hiểu tác hại của sự bất cần khi chia sẻ thông tin qua internet

Khi những thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính bị tiết lộ thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Nội dung ghi nhớ:

a. Tìm hiểu thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính có thể bị tiết lộ

- Việc bị tiết lộ thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính dẫn đến hậu quả: bị đe dọa, lừa đảo, tống tiền nạn nhân và cả bạn bè, thân nhân của người đó.

- Khi chia sẻ thông tin trên mạng, bản thân phải có ý thức tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đồng thời phải chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của người khác.

b. Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số

*Hoạt động 3:

- Điều 101, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP, chủ tài khoản đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây hoang mang trong nhân dân.

- Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

*Hoạt động 4:

- Việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam. Vì hành động đó đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin đó và có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

*Kết luận: (ghi nhớ cuối bài sgk).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 11 của nghị định 131/2013/NĐ-CP?

A. 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng.

B. 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.

C. 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng.

D. 3 000 000 đồng đến 4 000 000 đồng.

Câu 2: Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền.

A. Bởi vì đó là quá trình phức tạp.

B. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.

C. Bởi vì những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.

D. Bởi vì máy tính có thể bị hư hại.

Câu 3: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.

B. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.

C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.

D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Câu 4: Việc làm nào chia sẻ thông tin không an toàn và hợp pháp?

A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội, ...).

B. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích.

C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.

D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Câu 5: Việc nào dưới đây không bị phê phán

A. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.

B. Sao chép phần mềm không có bản quyền.

C. Like, share, comment các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng.  

D. Thay đổi mật khẩu facebook của mình khi nhận được thông báo có phiên đăng nhập trên địa chỉ lạ.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

D

B

D

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 11 của nghị định 131/2013/NĐ-CP?

Câu 2: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, em cần phải làm gì?