Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 5 + 6)
Slide điện tử Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 5 + 6). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
Tiết 5 - 6
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Dựa vào tranh, tìm từ ngữ
- Nói 2 – 3 câu về một nhân vật trong tranh ở mục 5
- Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Dựa vào tranh, tìm từ ngữ
a. Chỉ người, chỉ vật
b. Chỉ hoạt động
Nội dung ghi nhớ:
a. Từ ngữ chỉ người, chỉ vật:
+ Từ ngữ chỉ người:
- Tranh 1: Người bán, người mua, bố mẹ, em bé.
- Tranh 2: Bạn nhỏ/ các bạn nhỏ, người nặn tò he.
+ Từ ngữ chỉ vật
- Tranh 1: cây đào, cây quất, khăn len, đèn lồng, áo khoác, v.v...
- Tranh 2: đất nặn, tò he, bàn, ghế, cây cối, v.v...
2. Nói 2 – 3 câu về một nhân vật trong tranh ở mục 6
Một bạn nhỏ đang đứng trước lớp nói điều gì đó. Các bạn ở dưới đang chú ý lắng nghe.
Nội dung ghi nhớ:
Bạn Nam ngồi bàn đầu, đang chăm chú nghe bạn An – bạn mới của lớp giới thiệu về bản thân. Bạn Nam chăm chú lắng nghe thể hiện bạn Nam có sự quan tâm đến bạn An, cho thấy bạn Nam là một người thân thiện.
3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông
Chị: - Em đang viết gì đấy □
Em: - Em đang viết thư cho em □
Chị: - Hay đấy Trong thư nói gì □
Em: - Ngày mai, nhận được thư em mới biết □
(Theo Tiếng cười học trò)
Nội dung ghi nhớ:
Chị: - Em đang viết gì đấy?
Em: - Em đang viết thư cho em.
Chị: - Hay đấy! Trong thư nói gì?
Em: - Ngày mai, nhận được thư em mới biết!
(Theo Tiếng cười học trò)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đọc kĩ tình huống rồi hoàn thiện đoạn hội thoại sau:
Tình huống: Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi.
A. Cậu cho tớ mượn cái bút với nhé!
B. Cậu ơi, nhặt giúp tớ cái bút với!
C. Cho tớ mượn quyển truyện của cậu nhé!
D. Cảm ơn cậu nhé!
Câu 2: Đọc kĩ tình huống rồi hoàn thiện đoạn hội thoại sau:
Tình huống: Khen bạn viết chữ đẹp.
Nói: ……………………………………
Đáp: Hi, cảm ơn cậu. Tớ cũng phải luyện viết thường xuyên đấy.
A. Cậu cho tớ mượn cái bút nhé!
B. Cậu học giỏi thật!
C. Chữ của cậu đẹp thật đấy!
D. Cảm ơn cậu nhé!
Câu 3: Đọc kĩ tình huống rồi hoàn thiện đoạn hội thoại sau:
Tình huống: An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học.
Nói: ……………………………………
Đáp: Ừm, tớ sẽ cố gắng.
A. Cậu cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống cho nhanh khỏe nhé!
B. Cậu thật chăm chỉ!
C. Cho tớ mượn quyển truyện của cậu nhé!
D. Cậu mở giúp tớ cái cửa sổ
Câu 4: Đâu là câu nêu hoạt động?
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Mẹ em là giáo viên
C. Bông hoa hồng đỏ tươi D. Chú chim sơn ca hót rất hay.
Câu 5: Đọc kĩ tình huống rồi hoàn thiện đoạn hội thoại sau:
Tình huống: Chúc mừng sinh nhật bạn
Nói: ……………………………………
Đáp: Cảm ơn cậu nhiều nhé!
A. Chúc mừng cậu đã đạt giải!
B. Cậu nhặt giúp tớ cái bút với!
C. Cậu đừng buồn nữa nhé!
D. Chúc cậu sinh nhật vui vẻ nhé!
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | A | A | D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Trong các câu sau, em hãy chọn dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?) hoặc dấu chấm than (!) để điền vào ô vuông cho phù hợp:
Hôm nay là sinh nhật của em bé nhà hàng xóm □
Bạn đã làm xong bài tập về nhà chưa □
Ôi, con mèo của tôi leo lên cây cao quá □
Em rất thích đọc sách vào mỗi buổi tối □
Chúng ta sẽ đi chơi ở đâu vào cuối tuần này □