Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 11: Cái trống trường em

Slide điện tử Bài 11: Cái trống trường em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 2: ĐI HỌC VUI SAO

BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG

Tiết 1 – 2: Đọc

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tech12h

Em hãy cho biết đây là gì? Nó được sử dụng nhằm mục đích gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc văn bản
  • Trả lời câu hỏi
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc văn bản

Em hiểu “ngẫm nghĩ” là gì?

Nội dung ghi nhớ:

Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng.

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bạn HS kể gì về trống trường trong những ngày nghỉ hè?

Nội dung ghi nhớ:

Bạn HS kể về trống trường trong những ngày nghỉ hè: cũng nghỉ, nằm ngẫm nghĩ, buồn, lặng im, nghiêng đầu trên giá.

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Nội dung ghi nhớ:

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu sự vui mừng của trống, của các bạn HS về một năm học mới.

Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Nội dung ghi nhớ:

Khổ thơ thứ hai cho thấy bạn HS trò chuyện với trồng trường như với một người bạn. Bạn HS đã hỏi: “Buồn không hả trống?”.

Câu 4: Em thấy tình cảm của bạn HS với trống trường như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

HS tự trả lời theo ý hiểu. VD: Tình cảm của bạn HS với trống trường thể hiện sự thân thiết, gắn bó, quan tâm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài thơ là lời của ai?

A. Cái trống B. Bác bảo vệ

C. Thầy cô D. Bạn học sinh

Câu 2: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

A. Trống nghỉ ngơi, thư giãn trong những ngày hè.

B. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.

C. Trống bận rộn đi tân trang lại mình.

D. Trống được luyện cho tiếng kêu thật âm vang.

Câu 3: Tiếng trống trường trong khổ cuối báo hiệu điều gì?

A. Đến giờ ra chơi B. Đến giờ tan học

C. Kết thúc năm học D. Bắt đầu năm học mới

Câu 4: Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như một người bạn?

A. Khổ 1 B. Khổ 2

C. Khổ 3 D. Khổ 4

Câu 5: Nội dung chính của bài “Cái trống trường em” là gì?

A. Tình cảm yêu thương gắn bó của các bạn học sinh đối với cái trống, với ngôi trường

B. Niềm vui háo hức của các bạn học sinh khi được nghỉ hè

C. Niềm vui của các bạn học sinh khi bắt đầu năm học mới

D. Nỗi buồn của các bạn học sinh khi phải chia xa mái trường

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

D

B

A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nói và đáp:

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè