Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 15: Chữ hoa G, Kể chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ

Slide điện tử Bài 15: Chữ hoa G, Kể chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 2: ĐI HỌC VUI SAO

BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM

Tiết 3: Viết

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nhắc lại cách viết chữ E, Ê đã học từ buổi trước.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Viết chữ hoa
  • Viết ứng dụng
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Viết chữ hoa

Các em hãy quan sát mẫu chữ viết G và cho biết: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ G. 

Nội dung ghi nhớ:

Chữ viết hoa  gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ hoa và nét khuyết dưới.

- Quan sát cách viết chữ hoa G trên màn hình:

+ Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.

+ Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.

2. Viết ứng dụng

Em hãy viết ứng dụng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Nội dung ghi nhớ:

Nghĩa đen: mực có màu đen, nên dễ khiến cho những vật tiếp xúc cũng bị nhuộm màu đen; ngược lại, đèn sáng nên những thứ xung quanh đèn cũng được chiếu sáng.

Nghĩa bóng: nếu ở gần môi trường xấu, những người xấu (làm những việc xấu) thì ta có thể bị ảnh hưởng xấu; ngược lại, nếu ở gần những người tốt (làm những việc tốt) thì ta cũng học được những điều tốt đẹp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Chữ viết hoa "G" có bao nhiêu phần?

A. 1 phần B. 2 phần

C. 3 phần D. 4 phần

Câu 2: Nét đầu tiên của chữ hoa "G" viết giống chữ cái nào?

A. A B. B

C. C D. D

Câu 3: Điểm kết thúc của nét đầu tiên nằm ở đâu?

A. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6

B. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5

C. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 5

D. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ dọc 5

Câu 4: Khoảng cách từ điểm dưới cùng của nét khuyết dưới đến đường kẻ ngang 1 là bao nhiêu đơn vị?

A. 1 đơn vị B. 2 đơn vị

C. 3 đơn vị D. 4 đơn vị

Câu 5: Điểm dừng bút cuối cùng của nét thứ hai nằm ở đâu?

A. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6

B. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5

C. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 5

D. Giao điểm giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ dọc 6

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

B

C

A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy viết ứng dụng câu sau: Gà gáy vang vào mỗi buổi sáng.