Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 5: Chữ hoa B, Kể chuyện Em có xinh không?

Slide điện tử Bài 5: Chữ hoa B, Kể chuyện Em có xinh không?. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY

BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?

Tiết 3: Viết

 

KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS hát tập thể bài Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Viết chữ hoa
  • Viết vận dụng
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Viết chữ hoa

Các em hãy quan sát mẫu chữ viết B và cho biết: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ B.

Nội dung ghi nhớ:

- Độ cao: 5 li.

- Độ rộng: 4,5 li.

- Chữ B gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong; nét 2 là nét cong lượn thắt.

+ Nét 1 (móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong): Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 3 thì lượn sang trái tạo thành nét cong. Điểm kết thúc ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2.

+ Nét 2 (nét cong lượn thắt): Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ ngang 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3.

2. Viết ứng dụng

Em hãy viết ứng dụng: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

Nội dung ghi nhớ:

+ Viết chữ B hoa đầu câu;

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường;

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o;

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ i trong tiếng bùi;

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Chữ B có độ cao là bao nhiêu li?

A. 3 li B. 4 li

C. 5 li D. 6 li

Câu 2: Chữ B có độ rộng là bao nhiêu li?

A. 4 li B. 4,5 li

C. 5 li D. 5,5 li

Câu 3: Chữ B gồm mấy nét?

A. 1 nét B. 2 nét

C. 3 nét D. 4 nét

Câu 4: Nét 1 của chữ B là nét gì?

A. Nét móc ngược trái B. Nét thẳng đứng

C. Nét cong tròn D. Nét xiên phải

Câu 5: Điểm bắt đầu viết nét 2 của chữ B nằm ở đâu?

A. Giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4

B. Giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 3

C. Giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3

D. Giao điểm đường kẻ ngang 4 và đường kẻ dọc 2

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

B

A

C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy vận dụng viết lại câu sau: Bầu trời hôm nay thật trong xanh.