Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 3: Hoạ mi hót

Slide điện tử Bài 3: Hoạ mi hót. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: HỌA MI HÓT (4 TIẾT)

TIẾT 1 - 2: ĐỌC

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát hình trong phần Đọc sgk trang 16 và trả lời câu hỏi: Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa nào trong năm? Em thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc văn bản
  • Trả lời câu hỏi
  • Luyện đọc lại
  • Luyện tập theo văn bản đọc

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc văn bản

Em hãy nêu một số từ ngữ có thể khó phát âm: luồng sáng, rực rỡ, trong suốt, cợn sóng, vui sướng,...

Nội dung ghi nhớ:

+ Luồng sáng: ánh sóng di chuyển theo một chiều nhất định.

+ Lộc: lá mới bắt đầu mọc vào mùa xuân.

+ Dìu dặt: âm thanh lúc nhanh, lúc chậm một cách nhịp nhàng và êm nhẹ.

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tiếng hót kì diệu của họa mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi như thế nào?

Câu 2: Những gợn sóng trên hồ có thay đổi gì khi hòa nhịp với tiếng họa mi hót?

Câu 3: Nói tiếp sự thay đổi của các sự vật trên mặt đất khi nghe họa mi hót

a. Các loài hoa (...)

b. Các loài chim (...)

Câu 4: Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào?

a. Sứ giả của mùa xuân.

b. Họa mi và màu xuân.

c. Họa mi hót. 

Nội dung ghi nhớ:

- Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi vì: trời bỗng sáng ra, những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn, da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhe nhàng hơn.

- Những gợn sóng trên hồ trở nên lấp lánh thêm khi hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót.

a. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.

b. Các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.

- Đây là câu hỏi có đáp án mở, HS có thể lựa chọn một trong những đáp án đã cho trong SHS nhưng cần nói được lí do vì sao chọn đặt tên đó.

3. Luyện đọc lại

Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Họa mi hót với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

4. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Tìm trong bài đọc từ ngữ tả tiếng hót của họa mi.

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. 

Nội dung ghi nhớ:

Từ ngữ trong bài đọc tả tiếng hót của hoạ mi là: vang lừng, trong suối, dìu dặt, kì diệu.

Tiếng hót vang lừng của họa mi làm bừng sáng cả một khoảng trời rộng.

...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tiếng hót của chim họa mi được miêu tả như thế nào?

A. Nhẹ nhàng và êm dịu

B. Vang dội và trong trẻo

C. Trầm lắng và u buồn

D. Khàn và khó nghe

Câu 2: Chim họa mi thường hót vào thời điểm nào?

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều

D. Buổi tối

Câu 3: Trong bài, tiếng hót của chim họa mi khiến con người cảm thấy gì?

A. Buồn bã và luyến tiếc

B. Hạnh phúc và vui vẻ

C. Lo lắng và căng thẳng

D. Nhẹ nhàng và thư giãn

Câu 4: Chim họa mi được ví như gì trong bài?

A. Một nhạc sĩ tài ba

B. Một người bạn của con người

C. Một nhạc cụ sống

D. Một nghệ sĩ hát opera

Câu 5: Ý nghĩa chính của bài "Họa Mi Hót" là gì?

A. Để giới thiệu về loài chim họa mi

B. Để miêu tả vẻ đẹp của rừng núi

C. Để thể hiện tình yêu thiên nhiên và âm thanh từ thiên nhiên

D. Để kể câu chuyện về một loài chim