Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 29: Chữ hoa Ô Ơ

Slide điện tử Bài 29: Chữ hoa Ô Ơ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 29: CÁNH CỬA NHỚ BÀ

Tiết 3: Viết

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nhắc lại cách viết chữ O.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Viết chữ hoa
  • Viết ứng dụng
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Viết chữ hoa

Các em hãy quan sát mẫu chữ viết Ô, Ơ và cho biết: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ Ô, Ơ.

Nội dung ghi nhớ:

Giống cách viết chữ O hoa ở bài học trước (Mẹ), sau đó thêm dấu mũ để tạo thành chữ Ô (viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét xiên ngắn phải để tạo dấu mũ, đầu nhọn của dấu mũ chạm đường kẻ 7, đặt cần đối trên đầu chữ O) hoặc thêm dấu móc câu để tạo thành chữ Ơ (Đặt bút trên đường kẻ 6, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ viết hoa O).

2. Viết ứng dụng

Ông bà sum vầy cùng con cháu.

Nội dung ghi nhớ:

HS viết đúng chính tả: sum vầy, con cháu.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Để viết chữ Ô, em phải làm gì sau khi viết chữ O hoa?

A. Thêm dấu mũ lên trên chữ O.

B. Thêm dấu móc câu bên phải chữ O.

C. Viết thêm một nét ngang.

D. Không cần thay đổi gì thêm.

Câu 2: Khi viết dấu mũ cho chữ Ô, em phải làm gì?

A. Viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét xiên ngắn phải, đầu nhọn chạm đường kẻ 7.

B. Viết nét cong từ trái qua phải.

C. Viết một đường chéo từ trái sang phải.

D. Viết một nét cong nhỏ bên phải.

Câu 3: Khi viết chữ Ơ, em phải bắt đầu viết từ đâu?

A. Đặt bút trên đường kẻ 7. B. Đặt bút trên đường kẻ 6.

C. Đặt bút trên đường kẻ 5. D. Đặt bút dưới đường kẻ 6.

Câu 4: Dấu móc câu của chữ Ơ được viết như thế nào?

A. Viết đường cong nhỏ bên trái chữ O.

B. Viết nét thẳng xiên từ trái sang phải.

C. Viết đường cong nhỏ bên phải chữ O.

D. Viết một nét thẳng ngắn trên đầu chữ O.

Câu 5: Khi viết chữ Ô, chiều cao và độ rộng của chữ sẽ như thế nào?

A. Chữ Ô có chiều cao và độ rộng bằng chữ O hoa.

B. Chữ Ô có chiều cao lớn hơn chữ O hoa.

C. Chữ Ô có chiều cao nhỏ hơn chữ O hoa.

D. Chữ Ô có chiều rộng gấp đôi chữ O hoa.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

C

A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy viết ứng dụng: Ôn tập là việc quan trọng giúp em chuẩn bị tốt cho kỳ thi.