Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 28: Trò chơi của bố
Slide điện tử Bài 28: Trò chơi của bố. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ
Tiết 1 – 2: Đọc
KHỞI ĐỘNG
Em thích chơi trò chơi gì cùng bố mẹ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc văn bản
- Trả lời câu hỏi
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc văn bản
Bài đọc “Trò chơi của bố” có nội dung gì?
Nội dung ghi nhớ:
Bài đọc nói về một trò chơi mà hai bố con Hường thường chơi cùng nhau, đó là trò “ăn cỗ”.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Hai bố con Hường chơi trò chơi gì cùng nhau?
Nội dung ghi nhớ:
Hai bố con chơi trò chơi ăn cỗ cùng nhau.
Câu 2: Khi chơi, hai bố con xưng hô với nhau như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
Khi chơi, hai bố con xưng hô là “bác” và “tôi”.
Câu 3: Nhìn hai tay Hường đón bát cơm, mẹ nhớ tới điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
Nhìn tay Hường đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau.
Câu 4: Khi chơi cùng bố, Hường đã được bố dạy nết ngoan nào?
Nội dung ghi nhớ:
Có cử chỉ và lời nói lễ phép.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Bạn nhỏ trong bài đọc tên là gì?
A. Hường
B. Thảo
C. Thu
Câu 2: Bố luôn dành cho bạn nhỏ những gì?
A. Món ăn ngon nhất
B. Những điều ngạc nhiên
C. Những gì đẹp nhất
Câu 3: Lúc rảnh rỗi, hai bố con trong bài đọc thường làm gì?
A. Đi dạo công viên
B. Dọn nhà giúp mẹ
C. Ngồi chơi với nhau như đôi bạn cùng tuổi.
Câu 4: Trong bài đọc, hai bố con chơi trò chơi có tên là gì?
A. Bịt mắt bắt dê
B. Trốn tìm
C. Ăn cỗ
Câu 5: Người bố trong bài đọc là người như thế nào?
A. Quan tâm đến con, luôn dạy bảo con những điều hay lẽ phải
B. Không quan tâm đến con cái
C. Chiều chuộng con
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | B | C | C | A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Những câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ lịch sự?
a. Cho tôi xin bát miến.
b. Dạ, xin bác bát miến ạ.
c. Đưa tôi bát miến!
Câu 2: Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị.