Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 24: Mở rộng vốn từ về đồ chơi, Dấu phẩy
Slide điện tử Bài 24: Mở rộng vốn từ về đồ chơi, Dấu phẩy. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 3: NIỀM VUI TUỔI THƠ
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 4: Luyện từ và câu
KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể một trò chơi mà em đã từng chơi cùng gia đình. Điều gì làm em thích thú về trò chơi đó?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Làm bài tập 1
- Làm bài tập 2
- Làm bài tập 3
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Bài tập 1:
Giới thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu sau:
Nội dung ghi nhớ:
Với mỗi đồ chơi được chọn, HS quan sát thật kĩ để tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng (các đặc điểm có thể là hình dạng, màu sắc,...)
VD: Chiếc đèn ông sao – nhiều màu rực rỡ; Chiếc chong chóng - hình bông hoa 4 cánh,...
2. Bài tập 2:
Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu:
M: Chú thỏ bông rất mềm mại, dễ thương.
a. Em thích đồ chơi ô tô máy bay.
b. Bố dạy em làm đèn ông sao diều giấy.
c. Các bạn đá bóng đá cầu nhảy dây trên sân trường.
Nội dung ghi nhớ:
+ Xác định ranh giới giữa các từ, cụm từ trong cầu.
+ Xác định các từ/ cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy (VD: câu a. có ô tô và máy bay, câu b. có đèn ông sao và diều giấy đều chỉ tên đồ chơi, câu c. có đả bóng đá cẩu, nhảy dây đểu nêu hoạt động).
a. Em thích đồ chơi ô tô, máy bay.
b. Bố dạy em làm đèn ông sao, diều giấy.
c. Các bạn đá bóng, đá cầu, nhảy dây trên sân trường.
3. Bài tập 3:
Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng:
Hôm nay là sinh nhật của Chi. Chi nhận được bao nhiêu là quà: búp bê hộp đựng bút đồng hồ báo thức và chiếc nơ hồng. Chi rất vui và cảm động.
Nội dung ghi nhớ:
Hôm nay là sinh nhật của Chi. Chi nhận được bao nhiêu là quà: búp bê, hộp đựng bút, đồng hồ báo thức và chiếc nơ hồng. Chi rất vui và cảm động.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đâu không phải là câu nêu đặc điểm của đồ chơi?
A. Chú gấu bông có bộ lông mềm mại màu nâu
B. Quả bóng có màu đỏ pha trắng rất bắt mắt
C. Chiếc diều nhỏ nhắn, xinh xắn
D. Cục tẩy nhỏ nhắn, xinh xắn
Câu 2: Đâu là câu nêu đặc điểm của đồ chơi?
A. Chú chó bông có đôi tai rất dài
B. Bố tặng em một chú gấu bông nhân dịp sinh nhật
C. Chiếc chong chóng có màu sắc rực rỡ
D. Em rất yêu thỏ bông
Câu 3: Câu nào dưới đây sử dụng dấu phẩy đúng cách khi liệt kê các loại đồ chơi?
A. Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê xe đua gấu bông.
B. Em thích các đồ chơi sau: búp bê, xe đua, gấu bông.
C. Búp bê, là đồ chơi em yêu thích nhất.
D. Xe đua và gấu bông, là món quà em nhận được.
Câu 4: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy sai?
A. Em có rất nhiều đồ chơi, như búp bê, xe tải, rô bốt.
B. Anh trai em thích đồ chơi xe lửa, còn em thích búp bê.
C. Trong hộp đồ chơi có: siêu nhân, máy bay, xe hơi, gấu bông.
D. Em có một chú mèo bông, một chiếc ô tô nhỏ và một con lật đật.
Câu 5: Câu nào dưới đây liệt kê đúng với cách dùng dấu phẩy?
A. Bố em mua cho em đồ chơi là, gấu bông, búp bê và xe đua.
B. Em thường chơi búp bê với bạn, đọc sách và xếp hình.
C. Bạn em, rất thích các món đồ chơi mới.
D. Đồ chơi của em, rất nhiều màu sắc.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | A, C | B | A | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (3-4 câu) kể về các món đồ chơi mà em yêu thích nhất. Trong đoạn văn, em cần sử dụng dấu phẩy để liệt kê ít nhất ba món đồ chơi.