Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 23: Kể chuyện Bóp nát quả cam

Slide điện tử Bài 23: Kể chuyện Bóp nát quả cam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM (4 tiết)

TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE

KHỞI ĐỘNG

- GV giới trực tiếp vào bài Bóp nát quả cam (tiết 4).

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nêu sự việc trong từng tranh
  • Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
  • Kể cho người thân nghe về người anh hùng Trần Quốc Toản

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nêu sự việc trong từng tranh

Nêu sự việc trong từng tranh.

BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM (4 tiết)TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE

Nội dung ghi nhớ:

+ Tranh 1: Trần Quốc Toản xô ngã mấy người lính gác để được vào gặp vua, xin đánh giặc.

+ Tranh 2: Trần Quốc Toản quỳ xuống tâu với vua: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!” và đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội.

+ Tranh 3: Vua nói: “Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen” và ban cho Quốc Toản một quả cam.

+ Tranh 4: Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem quả cam vua ban nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

Thông qua hoạt động, HS quan sát tranh, dựa vào câu hỏi gợi ý bên dưới mỗi tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh, kể đúng nội dung và nhân vật của từng tranh (Không bắt buộc phải đúng từng câu, chữ như trong truyện đã đọc). 

3. Kể cho người thân nghe về người anh hùng Trần Quốc Toản

Nội dung ghi nhớ:

+ Trước khi kể, HS đọc lại câu chuyện để nhớ các chi tiết chính về nhân vật Trần Quốc Toản.

+ Chọn chi tiết hoặc điều thích về nhân vật Trần Quốc Toản để kể cho người thân nghe (có thể chọn một chi tiết hoặc nhiều chi tiết).

+ HS có thể bày tỏ lòng cảm phục, tự hào,... đối với người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.