Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 23: Bóp nát quả cam
Slide điện tử Bài 23: Bóp nát quả cam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM (4 tiết)
TIẾT 1 - 2: ĐỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc văn bản
- Trả lời câu hỏi
- Luyện đọc lại
- Luyện tập theo văn bản đọc
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc văn bản
Trình bày bố cục của văn bản ?
Nội dung ghi nhớ:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “xăm xăm xuống bến”.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “xin chịu tội”.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến “một quả cam”.
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
Câu 3: Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?
Câu 4: Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?
Câu 5: Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Trần Quốc Toàn gặp vua để xin đánh giặc.
- Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua: Đợi mãi không được gặp vua cậu liền xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
- Vua khen Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
- Trần Quốc Toản được vua khen nhưng vẫn ấm ức vì nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.
- Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện:
+ Lòng căm thù quân giặc sâu sắc.
+ Lòng yêu nước.
3. Luyện đọc lại
Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Bóp nát quả cam, đọc đúng lời người kể và lời nhân vật; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
4. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Câu 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nên hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
+ Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, vua, lính, sứ thần.
+ Từ ngữ chỉ sự vật: thuyền rồng, quả cam, thanh gươm.
- Câu nêu hoạt động: Trần Quốc Toàn xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong câu chuyện "Bóp Nát Quả Cam", ai là người đã bóp nát quả cam?
A. Trần Quốc Toản
B. Một người lính
C. Một nhà vua
D. Một người thầy
Câu 2: Tại sao Trần Quốc Toản lại bóp nát quả cam?
A. Vì quả cam quá chua
B. Vì cậu không được phép tham dự cuộc họp bàn chống giặc
C. Vì cậu giận bạn
D. Vì quả cam bị hỏng
Câu 3: Hành động bóp nát quả cam thể hiện điều gì ở Trần Quốc Toản?
A. Lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu
B. Sự tức giận vô cớ
C. Sự đùa nghịch của tuổi trẻ
D. Sự bất cẩn
Câu 4: Sau khi bóp nát quả cam, Trần Quốc Toản đã làm gì?
A. Tự chiêu mộ quân lính và tham gia chống giặc
B. Đi về nhà
C. Bỏ đi không tham gia nữa
D. Xin lỗi nhà vua
Câu 5: Qua câu chuyện "Bóp Nát Quả Cam", chúng ta học được bài học gì?
A. Lòng yêu nước và tinh thần không ngại khó khăn
B. Phải biết cách bóp cam đúng cách
C. Đừng đến gần hội nghị khi còn nhỏ
D. Phải kiên nhẫn chờ đợi