Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 21: Thả diều
Slide điện tử Bài 21: Thả diều. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 3: NIỀM VUI TUỔI THƠ
BÀI 21: THẢ DIỀU
Tiết 1 – 2: Đọc
KHỞI ĐỘNG
Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì? Em biết gì về trò chơi này?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc văn bản
- Giải thích từ khó
- Trả lời câu hỏi
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc văn bản
Em hãy đọc văn bản “Thả diều”.
Nội dung ghi nhớ:
Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lầu hơn sau mỗi khổ thơ, nhấn giọng đúng những từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật.
2. Giải thích từ khó
Em hãy cho biết nghĩa của từ sau: hạt cau, lưỡi liềm.
Nội dung ghi nhớ:
+ hạt cau: hạt của cây cau.
+ lưỡi liềm: bộ phận bằng sắt của cái liềm, có hình cong, nhọn, có răng à So sánh diều với lưỡi liềm là chỉ cánh diều cong hình lưỡi liềm.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ.
Nội dung ghi nhớ:
Những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ là trăng vàng chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.
Câu 2: Hai câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” tả cánh diều vào lúc nào?
Nội dung ghi nhớ:
Hai câu thơ đó tả cánh diều vào ban đêm.
Câu 3: Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
Khổ thơ cuối bài muốn nói: Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn.
Câu 4: Em thích nhất khổ thơ nào trong bải? Vì sao?
Nội dung ghi nhớ:
HS trả lời theo sở thích cá nhân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thả diều”?
A. Nguyễn Khải.
B. Xuân Quỳnh.
C. Trần Đăng Khoa.
Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện các bạn nhỏ chơi thả diều vào buổi tối?
A. No gió.
B. Hạt cau.
C. Gặt hái.
Câu 3: Các bạn nhỏ chơi thả diều ở đâu?
A. Cánh đồng.
B. Trường học.
C. Công viên.
Câu 4: Cánh diều được miêu tả với hình ảnh nào?
A. Vầng trăng.
B. Bàn học.
C. Cặp sách.
Câu 5: Câu thơ “Diều em – lưỡi liềm” được hiểu như thế nào?
A. Diều giống như chiếc lưỡi liềm.
B. Diều không phải chiếc lưỡi liềm.
C. Diều được làm từ chiếc lưỡi liềm.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | A | A | A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Từ ngữ nào được sử dụng để nói về âm thanh của sáo diều?
Câu 2: Dựa theo khổ thơ thứ tư, nói một câu tả cánh diều.