Slide bài giảng tiếng Việt 2 kết nối Bài 17: Những cách chào độc đáo

Slide điện tử Bài 17: Những cách chào độc đáo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (4 tiết)

TIẾT 1 - 2: ĐỌC

KHỞI ĐỘNG

- GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Hàng ngày em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào? 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc văn bản
  • Trả lời câu hỏi
  • Luyện đọc lại
  • Luyện tập theo văn bản đọc

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1.  Đọc văn bản

Văn bản được chia thành bao nhiêu đoạn?

Nội dung ghi nhớ:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “rất đặc biệt”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “từng nước”.

+ Đoạn 3: đoạn còn lại. 

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?

Câu 2: Người dân một số nước có cách chào đặc biệt nào?

 

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (4 tiết)TIẾT 1 - 2: ĐỌC

 

 

Câu 3: Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài?

  1. Bắt tay
  2. Chạm mũi và trán
  3. Nói lời chào. 

Câu 4: Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào nào khác? 

Nội dung ghi nhớ:

- Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến: bắt tay, vẫy tay, cúi chào. 

- Cách chào đặc biệt của người dân một số nước:

+ Người Niu Di-lân: chạm nhẹ mũi và trán.

+ Người Ấn Độ: chắp hai tay, cúi đầu.

+ Nhiều người ở Mỹ: đấm nhẹ vào nắm tay của nhau.

+ Người Dim-ba-bu-ê: vỗ tay.

- Cách chào không được nói đến trong bài là c - nói lời chào

- Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào khác: 

+ Người Tây Tạng: thè lưỡi.

+ Người Phi-lip-pin: đặt ngón tay lên trán.

+ Người Thái Lan: úp hai lòng bàn tay vào nhau, đặt trược ngực, cúi đầu.

3Luyện đọc lại

Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Những cách chào độc đáo với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

4. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Trong bài đọc, câu nào là câu hỏi? 

Câu 2: Cùng hỏi – đáp về những cách chào được nói tới trong bài?

Nội dung ghi nhớ:

+ Dấu hiệu nhận biết đó là câu hỏi: có dấu chấm hỏi.

+ Tác giả hỏi người đọc (người đọc chính là học sinh).

+ Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào thế nào?

Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào bằng cách chạm nhẹ mũi và trán.

+ Người Dim-ba-bu-ê chào thế nào?

Người Dim-ba-bu-ê chào bằng cách vỗ tay.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài "Những Cách Chào Độc Đáo" nói về điều gì?
A. Các loại trang phục truyền thống
B. Những cách chào hỏi độc đáo ở các nước khác nhau
C. Các món ăn nổi tiếng
D. Những lễ hội lớn trên thế giới

Câu 2: Ở Nhật Bản, cách chào hỏi phổ biến là gì?
A. Cúi đầu
B. Bắt tay
C. Hôn má
D. Vẫy tay

Câu 3: Người dân ở Ấn Độ thường chào nhau bằng cách nào?
A. Nắm tay
B. Chắp hai tay trước ngực
C. Cúi đầu và chào
D. Đưa tay lên trán

Câu 4: Trong bài, cách chào của các nước thể hiện điều gì?
A. Sự khác biệt văn hóa và phong tục của mỗi quốc gia
B. Cách ăn mặc truyền thống
C. Các món ăn đặc sản
D. Những phong tục ngày Tết

Câu 5: Thông điệp của bài "Những Cách Chào Độc Đáo" là gì?
A. Chỉ nên sử dụng cách chào của quê hương mình
B. Tìm hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau
C. Luôn giữ nguyên cách chào truyền thống
D. Học theo cách chào của tất cả các nước