Slide bài giảng Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)

Slide điện tử bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5. ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

VĂN BẢN 1. RÔ-MÊ-Ô VÀ JU-LI-ÉT (UY-LI-AM SẾCH-XPIA)

 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Tình yêu là đề tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này.

Trả lời rút gọn:

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du được xem là một kiệt tác viết về đề tài tình yêu. "Truyện Kiều" là một tác phẩm viết về tình yêu, nhưng không chỉ đơn giản là tình yêu lứa đôi. Tác phẩm còn thể hiện những quan niệm về tình yêu, về hạnh phúc của con người. Nguyễn Du đã khẳng định giá trị của tình yêu chân chính, đồng thời cũng lên án những thế lực tàn ác đã chà đạp lên hạnh phúc con người.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Lời thoại của hai nhân vật trong có gì đặc biệt?

Trả lời rút gọn:

Đó là hai lời độc thoại.

Câu 2: Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?

Trả lời rút gọn:

Vì để xóa bỏ mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ, để họ có thể được tự do yêu thương nhau.

Câu 3: Điều đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét.

Trả lời rút gọn:

Đó chính là sức mạnh tình yêu. 

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Khi chàng đang định lẻn vào gặp nhau.

Câu 2. Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-me-ô và Giu-li-ét.

Trả lời rút gọn:

Rô-mê-ô bày tỏ tình yêu của họ là một sự kết hợp giữa lời nói lãng mạn, cũng như sự tiếc nuối giữa hai người khi họ ở một cuộc chiến vô nghĩa. Bất chấp những khó khăn và nguy hiểm, họ luôn kiên định và cố gắng bảo vệ tình yêu của mình. 

Câu 3: Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Trả lời rút gọn:

1. Độc thoại:

+ Rô-mê-ô: Chàng miêu tả thiên nhiên với tâm trạng của người đang yêu. 

+ Giu-li-ét: Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em” thể hiện tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm

Vai trò:

+ Độc thoại giúp thể hiện nội tâm, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp.

2. Đối thoại:

+ Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Tình yêu của họ thật nồng cháy, nhưng cũng đồng thời là sự lo lắng khi bị phát giác của Giu-li-ét.

Vai trò:

+ Đối thoại giúp thể hiện sự tương tác giữa hai nhân vật. Qua đó ta có thể thấy được tình yêu mãnh liệt của hai người.

Câu 4: Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch?

Trả lời rút gọn:

1. Xung đột giữa hai dòng họ Montague và Capulet:

+ Mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ 

+ Xung đột này dẫn đến nhiều bi kịch, bao gồm cái chết của Romeo, Juliet và nhiều nhân vật khác.

+ Đây là xung đột chính, xuyên suốt toàn bộ vở kịch.

2. Xung đột giữa tình yêu và hận thù:

+ Romeo và Juliet yêu nhau say đắm, nhưng tình yêu của họ bị cấm kỵ bởi mối thù giữa hai dòng họ.

+ Xung đột này thể hiện sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, nhưng cũng không thể chiến thắng được hận thù.

+ Xung đột này dẫn đến kết cục bi thảm cho Romeo và Juliet.

3. Xung đột nội tâm của Romeo và Juliet:

+ Xung đột nội tâm này khiến họ phải chịu nhiều đau khổ và dằn vặt.

+ Romeo và Juliet phải đấu tranh với nhiều lựa chọn khó khăn.

+ Juliet phải lựa chọn giữa tình yêu và sự ràng buộc với gia đình và xã hội.

+ Romeo phải lựa chọn giữa tình yêu và gia đình.

Câu 5:  Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.

Trả lời rút gọn:

Hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Capulet là một bước ngoặt quan trọng trong vở kịch Romeo và Juliet. Nó không chỉ khẳng định tình yêu mãnh liệt của hai nhân vật chính mà còn là khởi đầu cho chuỗi hành động táo bạo nhưng thiếu sự tính toán kỹ lưỡng, dẫn đến kết cục bi thảm.

Câu 6: Qua nội dung tóm tắt vở kịch, cho biết kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động như thế nào đến hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu?

Trả lời rút gọn:

Cái chết bi thảm của Romeo và Juliet đã trở thành ngòi nổ cho sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ thù hận bấy lâu giữa hai dòng họ Capulet và Montague. Bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet đã chiến thắng hận thù, mang đến hy vọng về hòa bình cho hai gia đình và cho thế hệ sau.

Câu 7: Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, ... ) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia.

Trả lời rút gọn:

- Vở ballet Romeo và Juliet của Sergei Prokofiev.

- Điểm tương đồng: Đây cũng là vở kịch kể về câu chuyện tình yêu đầy bi kịch của hai người trẻ tuổi thuộc hai gia đình thù địch. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.

Trả lời rút gọn:

Tình yêu không chỉ là nguồn cảm hứng và niềm vui, mà còn là sức mạnh lớn để vượt qua mọi khó khăn và gian khổ. Một tình yêu đích thực được xuất phát từ hai phía, cả hai người đều biết trân trọng và bảo vệ tình yêu của mình, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, để có thể tìm thấy niềm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực trong cuộc sống. Nó là một phần không thể thiếu của cuộc sống, giúp con người cảm thấy sống động và có ý nghĩa hơn. Dù phải đối mặt với những trở ngại và áp lực từ xã hội và gia đình, khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mạnh mẽ trong lòng con người. Tình yêu là một trong những yếu tố cơ bản nhất của sự tồn tại và phát triển của con người, làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn mỗi ngày.