Slide bài giảng Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt (2)
Slide điện tử bài 1: Thực hành tiếng Việt (2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 1. THẾ GIỚI KỲ ẢO
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 22
Câu 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:
a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên
b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng
c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào
d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu
Trả lời rút gọn:
a. Trong sinh thành thì “sinh” có nghĩa là đẻ; Trong sinh viên thì “sinh” nghĩa là học trò.
b. Trong bá chủ thì “bá” nghĩa là người đứng đầu nắm giữ quyền lực;Trong cụm từ nhất hô bá ứng thì “bá” nghĩa là trăm.
c. Trong đồng bào thì “bào” nghĩa là thuộc cùng huyết thống; trong chiến bào thì “ bào” nghĩa là chiếc áo của tướng sĩ khi ra trận.
d. Trong công bằng thì “bằng” nghĩa là ngang, đều; Trong bằng hữu thì “bằng” nghĩa là bạn.
Câu 2: Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:
a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
c. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)
d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời rút gọn:
a. Kinh nghiệm
b. Kì vọng
c. Thích nghi
d. Ngộ nghĩnh
Câu 3: Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.
Trả lời rút gọn:
a. Chúng tôi cần người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
b. Mẹ đặt hết mọi sự kỳ vọng lên em.
c. Chúng ta cần thích nghi với môi trường mới.
d. An là một cậu bé ngộ nghĩnh.
Câu 4: Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.
a. Mỗi tác phẩm văn học là một chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.
Trả lời rút gọn:
+ Chính thể có nghĩa là hình thức tổ chức của một nhà nước.
+ Chỉnh thể có nghĩa là khối thống nhất gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời của một đối tượng.
->Sửa: a: chỉnh thể, b: chính thể.
Câu 5: Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?
Trả lời rút gọn:
+ Cải biên: sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần hoặc toàn bộ Tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới.
+ Cải biến: Làm cho thay đổi sự vật thành khác trước rõ rệt
Hậu tố biên và biến đã quyết định sự khác nhau về hai nghĩa giữa hai từ đó.