Slide bài giảng Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

Slide điện tử bài 2: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM TRONG ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI ( ĐƯỢC GỢI RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC) 

Đề bài: Hãy trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM

Đề tài thảo luận:

Vấn đề quan tâm trong đời sống: Tình người trong thời đại 4.0

Tác phẩm lựa chọn: Cô bé bán diêm

I. CÁC Ý KIẾN, LÝ LẼ, BẰNG CHỨNG

Ý kiến của em

Lí lẽ

Bằng chứng

Con người luôn luôn cần được sự yêu thương, che chở và đùm bọc.

- Cô bé đã từng được sống trong vòng tay ấm áp của bà, của mẹ

- Bản thân cô bé luôn khát khao nghĩ tới một tương lai tươi sáng.

- Người phụ nữ ôm lấy cô bé 

- Bà nội: Người thân duy nhất yêu thương cô bé, mang đến cho em sự ấm áp và che chở. “khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà.”

- Hình ảnh trong ảo giác: Bữa ăn thịnh soạn, lò sưởi ấm áp, cây thông Noel lộng lẫy thể hiện niềm khao khát về tình yêu thương và cuộc sống tốt đẹp. “Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé.”

Tuy vậy, hiện giờ một số người lại vô cảm trước số phận bất hạnh của người khác.

- Em bé chết giữa trời tuyết lạnh giá, trong những ngày đầu năm mới.

- Còn nhỏ nhưng phải đi mưu sinh, kiếm sống.

- “Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.”

- “Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.”

- Một thằng bé lượm được giày của em bé đã có hành động “cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này.”

II. DỰ KIẾN CÁC Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI

Ý kiến trái chiều

Phản hồi của em

- Không phải ai cũng vô cảm- Đúng, không phải ai cũng vô cảm như thế nhưng tình trạng này trong cuộc sống ngày càng diễn ra phổ biến và nghiêm trọng
- Con người thích giúp đỡ lúc nào thì giúp, không thể nói một trường hợp mà vô cảm được- Điều đó đúng, nhưng so sánh với cô bé bán diêm còn chưa đủ đáng thương hay sao?

 

Trả lời ngắn gọn:

Mỗi tác phẩm văn học, từ thơ, văn hay truyện truyền kì thì ít nhiều tác giả cũng lấy nội dung từ hiện thực cuộc sống. Và ta bắt gặp một mảnh đời bất hạnh, thấy được tình người qua câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đéc- xen.

Cô bé bán diêm có một gia đình không trọn vẹn. Có lẽ cái bất hạnh đầu tiên của cô là đến từ gia đình. 

Em có ba người thân có tình yêu thương, chăm sóc đùm bọc. 

Em có bà - người yêu thương em nhất, người duy nhất mang lại hạnh phúc cho em trên cõi đời nhưng éo le thay, bà đã xa rời trần thế. Thông thường những đứa trẻ sẽ quấn lấy mẹ, yêu mẹ hơn tất cả mọi người nhưng trong tâm khảm cô bé chỉ có người bà, bà vừa như là bà cũng như chính là người mẹ của cô bé bán diêm. Thế mới thấy, xót thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé làm sao. Trong lần quẹt diêm thứ tư mộng tưởng của em là người bà hiện lên “Bà em đang mỉm cười với em. Em xin được đi cùng bà”, lần quẹt diêm thứ năm “xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”. Những chi tiết này chứng tỏ em luôn yêu và nhớ về bà của mình. 

Người kể không để lại nhiều hình ảnh và dữ liệu về người mẹ, chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giày của mẹ.  Dù gì thì đôi giày duy nhất em có là được mẹ để lại. 

Bố là nhà của em, là người thân duy nhất có mặt trên đời của em nhưng cũng là sự lo sợ của em. Mở đầu tác phẩm cô bé lo lắng vì không kiếm được tiền, và cũng chẳng muốn về nhà vì “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà”. Nhà thường được coi là nơi chứa đựng niềm vui, là nơi ấm áp hạnh phúc nhất của con người thì giờ đây nó lại lạnh lẽo, hoang tàn giống như ngoài đường vậy.

Chi tiết “nếu không bán được hết diêm cho cha thì sẽ bị đánh đòn” cho thấy bố là người em hung dữ. Hai tiếng gia đình đối với cô bé như là cả chốn ngục tù. Thậm chí về nhà còn bị đánh. 

Bất hạnh tiếp theo của em là đến từ xã hội. Xã hội với những con người vô cảm, không ai mảy may quan tâm trước tấm hình hài bé bỏng rét buốt “Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”. “Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý”, “Không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”. Cô bé đang rảo bước kiếm sống trong khi bầu trời vào những ngày cuối năm có tuyết rơi đậm, ai ai cũng vui vẻ háo hức. Em không được tận hưởng cuộc sống như bao đứa trẻ khác. Vào đêm giao thừa, chẳng ai quan tâm cô bé tội nghiệp đang khao khát hạnh phúc. Cô bé ấy luôn phải một mình đối diện với mọi thứ cho đến lúc chết.

Cô bé bán diêm là câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của một cô bé. Đây là câu chuyện đầy nhân văn, khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm và trách nhiệm về lòng nhân ái, bao dung, cảm thông và sẻ chia với mọi người. Dù ra đời đã lâu nhưng cho đến tận ngày nay, những giá trị cao cả ấy vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.