Slide bài giảng Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)
Slide điện tử bài 3: Thực hành tiếng Việt (1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG
MẸ CHA
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 70
Câu 1: Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?
Trả lời rút gọn:
Thể hiện sự trân trọng, đề cao giá trị của tiếng Việt; biểu hiện của lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Câu 2: Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.
Trả lời rút gọn:
Các tác phẩm VHVN dùng chữ Nôm là: Hoa tiên ký, Lục Vân Tiên, Cung oán ngâm, Nhị độ mai .
Câu 3: Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự gì? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du đã dùng để sáng tác không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Đọc qua chữ quốc ngữ Latin.
- Theo em là có, vì:
+ Giá trị lịch sử: Truyện Kiều là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc, thể hiện ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam thời kỳ phong kiến.
+ Giá trị văn học: Truyện Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm, thể loại chữ do người Việt tạo ra
+ Giá trị giáo dục: Truyện Kiều chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, giúp người đọc hiểu về xã hội phong kiến và giá trị con người.