Slide bài giảng Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng)

Slide điện tử Bài 8 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (BÀI THƠ) HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (BỨC TRANH, PHO TƯỢNG)

Câu hỏi 1: Cách mở bài của văn bản trên có gì đặc sắc?

Bài soạn rút gọn: 

  • Văn bản trên được mở bài theo hình thức gián tiếp. 

Câu hỏi 2: Các luận điểm trong văn bản bàn về vấn đề gì? Những câu nào là câu chủ đề của mỗi luận điểm?

Bài soạn rút gọn: 

  • Các luận điểm trong bài thơ nêu lên nhận định của tác giả về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ "Con chào mào". 
  • Câu hỏi chủ đề của mỗi luận điểm:
  • Luận điểm 1: Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa
  • Luận điểm 2: Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc.

Câu hỏi 3: Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Bài soạn rút gọn: 

  • Luận điểm 1: Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa.
  • Lí lẽ: Điều đầu tiên độc giả có thể nghĩ đến là câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
  • Bằng chứng: Con người dùng thiên nhiên như một công cụ để chinh phục thiên nhiên. Cuối cùng, con người đã nhận ra rằng trả thiên nhiên về cho thiên nhiên lúc ấy, dù là thiên nhiên vật chất hay là thiên nhiên tinh thần…
  • Lí lẽ: Nhà thơ giúp người đọc phân biệt được cái đẹp và cái có ích.
  • Bằng chứng: Con chào mào đốm trắng...uýt...huýt...tu hìu.
  • Luận điểm 2: Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc.
  • Lí lẽ: Nhà thơ đã xây dựng...con người với tự nhiên.
  • Bằng chứng: Chi tiết tiếng chim chào mào…

Câu hỏi 1: Nội dung luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là gì?

Bài soạn rút gọn: 

  • Luận điểm thứ nhất: Khẳng định tài năng của họa sĩ Mai Trung Thư và sức hấp dẫn của bức tranh "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt". 
  • Luận điểm thứ hai: Cách thức mà họa sĩ vẽ tranh - sử dụng những kĩ thuật tạo hình phương Tây.

Câu hỏi 2: Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Bài soạn rút gọn: 

  • Lý lẽ, dẫn chứng thứ nhất: "Thiếu nữ chơi đàn...vang lên giữa thinh không".
  • Lý lẽ, dẫn chứng thứ hai: "Điều thú vị là..."Ngọc Hoa cổ tích truyện"."

Câu hỏi 3: Cách kết luận của bài viết này có điểm gì khác với cách kết luận của bài viết "Con chào mào", "một thông điệp đa nghĩa".

Bài soạn rút gọn: 

  • Bài viết này được kết luận theo hình thức gián tiếp. 
  • Bài viết "Con chào mào", "một thông điệp đa nghĩa": dẫn dắt trực tiếp, khẳng định lại giá trị nghệ thuật, nội dung. 

Câu hỏi 1: Hãy viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích.

Bài soạn rút gọn: 

"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha, tinh túy nhất của một con người luôn khát khao cống hiến và sống có ý nghĩa. Bài thơ, viết khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, là tiếng lòng của ông và của tất cả những ai yêu cuộc sống đẹp đẽ này.

Với thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhanh gọn nhưng có độ dư ba, bài thơ tạo nên cảm giác rộn ràng, náo nức. Những hình ảnh tươi sáng, đầy sức sống thấm vào trái tim người đọc, khắc họa mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong sự căng đầy của nhựa sống và hy vọng vào tương lai. Trên nền xanh yên bình của sông xuân và sắc tím biếc của bông hoa, tiếng hót trong veo của chim chiền chiện vút cao, hòa vào trời đất, khiến người đọc không thể dửng dưng mà phải thốt lên khao khát muốn "đưa tay hứng."

Đất nước trong thơ Thanh Hải không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên. Sức sống của đất nước biểu hiện qua "sức xuân" của mỗi con người: mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay nông dân. Niềm tin mới của dân tộc chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước, dẫu vất vả gian lao, cả nước vẫn đi lên phía trước với quyết tâm không mệt mỏi.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh, tạo nên bức tranh tươi sáng và bản nhạc rộn ràng, ngân nga và gợi cảm. Đặc biệt, bức tranh thiên nhiên và đất nước đầy sức sống này được cảm nhận khi ông sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, đón nhận tất cả thanh âm xao động của cuộc sống. Nghị lực phi thường này đáng để ta trân trọng xiết bao.

Bài thơ khép lại với ước nguyện chân thành và mãnh liệt: muốn làm nhành hoa, con chim chiền chiện, khát khao cống hiến cho đời. Khát khao này không gợi hình ảnh khổ đau của người đang chết, mà giống sức thanh xuân tràn trề nhựa sống. "Mùa xuân nho nhỏ" không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người, giúp người trẻ tìm ra lý tưởng sống và người cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn.