Slide bài giảng Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Slide điện tử Bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC

Câu hỏi 1: Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a - 2b)

Bài soạn rút gọn:

  • Đặc điểm về nội dung: Bức tranh "Đám cưới chuột" gợi ra nhiều ý nghĩa thông điệp, tư tưởng.
  • Đặc điểm về nghệ thuật: tối đa hóa khả năng thể hiện trên bề mặt giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng.

Câu hỏi 2: Vấn đề xã hội qua tranh "Đám cưới chuột" được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên khía cạnh nào?

Bài soạn rút gọn:

  • Vấn đề xã hội được nêu lên trong bài viết là các biểu hiện mặt trái ở làng quê xưa của tầng lớp thống trị hay các "ông lớn" trong xã hội nông nghiệp thôn quê. 
  • Các vấn đề được nêu từ các khía cạnh như:
  • Góc nhìn phê phán thực trạng xã hội.
  • Cái nhìn tích cực lạc quan. 

Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và thứ hai.

Bài soạn rút gọn:

  • Luận điểm thứ ba là kết tinh của luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai. 

Câu hỏi 4: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

  • Lý lẽ được nêu và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ.

Câu hỏi 5: Bạn rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt nào về cách viết về một vấn đề xã hội và một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học?

Bài soạn rút gọn:

  • Cả tác phẩm nghệ thuật và văn học đều sử dụng chi tiết cụ thể để truyền tải thông điệp về vấn đề xã hội, giúp người đọc hoặc người xem dễ dàng hiểu và đồng cảm. 
  • Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật dùng phương tiện trực quan như hình ảnh, âm thanh, và cử chỉ để tác động trực tiếp đến cảm xúc, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ. Ngược lại, văn học sử dụng ngôn ngữ viết, kích thích trí tưởng tượng và làm rõ thông điệp hay suy nghĩ của tác giả. 

Câu hỏi 1: Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm "Truyện Kiều"? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội?

Bài soạn rút gọn:

  • Tác giả bài viết đã nêu về vấn đề: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều và giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng. 
  • Đó là vấn đề văn học.

Câu hỏi 2: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?

Bài soạn rút gọn:

  • Trong mỗi luận điểm, lý lẽ và dẫn chứng có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. 
  • Ví dụ: Trong luận điểm 1 "Thực tế không ai... bến nước bình thường".
  • Lí lẽ 1: "Con người bình thường ... là ni tấc"
  • Lí lẽ 2: "Cả cuộc đời Kiều ... nghĩ sao về cuộc đời Kiều?"
  • Bằng chứng: "Giữa cảnh đêm ... rơi xuống sự tầm thường".

Câu hỏi 3: Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh "Đám cưới chuột" (tác phẩm hội họa) và về nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" (tác phẩm văn học).

Bài soạn rút gọn:

- Giống nhau: Việc sử dụng tình tiết, dữ liệu là rất quan trọng để chứng minh quan điểm. Mỗi tuyên bố hoặc luận điểm cần bằng chứng để xác thực, điều này áp dụng cho cả bài viết về tranh và nghị luận xã hội. 

- Khác nhau: 

  • Trong bài viết về tranh, cách nêu lý lẽ và đưa bằng chứng sẽ chú trọng vào các yếu tố như màu sắc và phong cách của tác phẩm. 
  • Nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ tham khảo tài liệu, sách báo, phân tích chính sách, ý kiến chuyên gia để hỗ trợ cho luận điểm.

Câu hỏi 1: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Bài soạn rút gọn:

 Nhìn vào số phận nhiều nhân vật trong "Truyện Kiều", ta tự hỏi vì sao họ phải chịu nhiều khó khăn và đau khổ như vậy. Điều này không chỉ liên quan đến địa vị xã hội mà còn do sự thiếu nhân ái của con người.

Nhân vật nữ trong văn chương thường xinh đẹp cả về ngoại hình lẫn tính cách và nội tâm. Thúy Kiều, với tài sắc vẹn toàn, đã bán mình chuộc cha khi gia đình gặp biến cố. Dù bỏ lỡ lời hẹn thề với Kim Trọng, nàng vẫn luôn lo nghĩ cho gia đình và người yêu, thể hiện tâm hồn thủy chung và cao thượng - nét đẹp của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp nhưng sống trong xã hội thối nát, trọng nam khinh nữ, dẫn đến cảnh “hồng nhan bạc phận”.

Thúy Kiều chịu đựng nhiều bi kịch: bán mình chuộc cha, trở thành món hàng trong tay bọn buôn người, lưu lạc mười lăm năm, và phải chịu muôn vàn tai ương. Nàng đại diện cho số phận phụ nữ xưa: không có quyền lợi, tự do, hay hạnh phúc, bị xã hội phong kiến đẩy xuống vực sâu. Dù cam chịu hay vùng vẫy, họ không thể thoát khỏi nanh vuốt của xã hội thối nát, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn thanh cao.