Slide bài giảng Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 6: Trang phục lễ hội

Slide điện tử Bài 6: Trang phục lễ hội. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: TRANG PHỤC LỄ HỘI

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Miêu tả đặc điểm của một số trang phục truyền thống của người dân tộc mà em biết ? 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quan sát, nhận biết
  • Thực hành, sáng tạo
    • Hướng dẫn học sinh thực hành 
    • Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
  • Chia sẻ, cảm nhận 
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1: Quan sát, nhận biết

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Quan sát và trả lời câu hỏi.

  • Em hãy giới thiệu một số màu sắc có trong trang phục trong mỗi hình ảnh.
  • Trang phục của nhân vật trong mỗi hình ảnh có hình dạng như thế nào? 
  • Chấm, nét được trang trí trên mỗi trang phục. 

Nội dung ghi nhớ:

- Hình 1: Trang phục lễ hội Tây Nguyên thường được may bằng vải thổ cẩm, dệt thành các dải đỏ, đen có diện tích to, nhỏ khác nhau. Họa tiết được sử dụng ít, thường được đặt ở khu vực trung tâm hoặc có phần viền tay hoặc gấu áo/váy. 

- Hình 2: Họa tiết trong trang phục cô dâu trong lễ cưới của người Dao Tiền thường được thêu ở đuôi khăn đội đầu, đường viền tay hoặc gấu áo. Riêng mảnh họa tiết ở gấu váy được in sáp ong và sử dụng các nét thẳng, nét gấp khúc là chủ yếu. 

- Hình 3: Trang phục múa Bồng được trang trí bằng các dải màu có nhiều màu sắc rực rỡ. Mùa Bồng thường được biểu diễn trong dịp lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội).  

2: Thực hành, sáng tạo

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Quan sát hình minh họa và cho biết:

  • Em hãy nêu đồ dùng cần để sáng tạo mẫu, trang trí áo dài nam và chiếc váy. 
  • Em hãy chỉ ra vị trí có nhiều, ít chấm, nét trên hình trang phục áo dài nam và chiếc váy. 
  • Trên mỗi sản phẩm có những kiểu nét nào (thẳng, con, gấp khúc,...)?
  • Em hãy nêu các bước thực hành, sáng tạo, trang trí áo dài nam và chiếc váy. 
  • Em thích cách thực hành vẽ hay cắt, dán?
  • Em có thể kết hợp, cắt, vẽ, in trong thực hành tạo mẫu trang phục và trang trí chấm nét không?

Nội dung ghi nhớ:

- Những đồ dùng cần thiết bao gồm giấy, bút màu, bút chì, màu dạ, kéo,....

- Vị trí các chấm và nét trên các sản phẩm như sau: 

  • Sản phẩm 1: Các nét, chấm tập trung ở phần gấu của tà áo, thân áo.
  • Sản phẩm 2: Các nét, chấm tập trung ở phần chân váy. 

- Cách sáng tạo, trang trí áo dài nam: 

  • Bước 1: Gấp đôi tờ giấy, vẽ sát đường gấp hình một nửa chiếc áo dài nam rồi cắt theo nét vẽ. Sau đó, tô và cắt hai ống quần.
  • Bước 2: Trang trí các nét vẽ theo sở thích, tô màu và tạo các hoa văn. 
  • Bước 3: Ghép phần thân áo và ống quần lại để hoàn thiện sản phẩm.

- Cách sáng tạo, trang trí chiếc váy. 

  • Bước 1: Gấp đôi tờ giấy, vẽ sát đường gấp hình một nửa chiếc váy rồi cắt theo nét vẽ.
  • Bước 2: Vẽ các hoa văn trang trí vào một tờ giấy khác rồi cắt theo hình đó hoặc gấp các tờ giấy gấp khúc.
  • Bước 3: Gắn các hoa văn lên chiếc váy để hoàn thiện sản phẩm. 

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Thực hành: Sáng tạo mẫu trang phục lễ hội (áo dài, váy, người lớn, trẻ em,...) bằng cách thực hành theo ý thích. 
  • Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình như: cách chọn mẫu trang phục, vị trí trang trí trên trang phục,...

Nội dung ghi nhớ:

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

3: Cảm nhận, chia sẻ

HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trả lời câu hỏi:

  • Em  sáng tạo mẫu áo dài, váy và trang trí bằng cách nào?
  • Vị trí nào ở mẫu trang phục áo dài, váy của em có trang trí nhiều/ít chấm nét?
  • Em thích chi tiết nào nhất trên sản phẩm áo dài/ váy của em/ của bạn, nhóm em/nhóm bạn?
  • Em thích mẫu vải hoa của bạn nào/nhóm nào? Vì sao?
  • Em muốn dành mẫu trang phục áo dài, váy cho ai sử dụng và sử dụng vào dịp nào? Vì sao? 
  • Em thích mẫu áo dài, mẫu váy nào nhất? Vì sao? 

Nội dung ghi nhớ:

HS trả lời, chia sẻ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang phục lễ hội của người dân tộc Tây Nguyên thường được làm bằng chất liệu gì ? 

  1. Lụa 
  2. Vải Cotton
  3. Thổ cẩm 
  4. Vải lanh 

Câu 2: Các trang phục truyền thống thường được mặc vào những dịp nào ? 

  1. Lễ hội, sự kiện quan trọng (đám cưới, mừng năm mới,...) 
  2. Mặc thường ngày trong sinh hoạt
  3. Mặc khi đi lao động
  4. Chỉ là trang phục tượng trưng chứ không mặc dịp nào cả 

Câu 3: Có mấy bước để tạo mẫu trang phục lễ hội ? 

  1. 2 bước
  2. 3 bước
  3. 4 bước 
  4. 5 bước

Câu 4: Bước đầu tiên của tạo mẫu trang phục lễn hội là gì ? 

  1. Vẽ họa tiết trang trí
  2. Thêm chi tiết và hoàn thiện sản phẩm
  3. Vẽ màu những hình khối lớn
  4. Lên ý tưởng và phác họa sản phẩm 

Câu 5: Tên gọi của trang phục này là gì ? 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

 

  1. Áo sơ mi
  2. Áo gấm
  3. Áo dài
  4. Áo thun 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

B

D

C

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trang phục lễ hội, truyền thống có ý nghĩa gì đối với văn hóa của các dân tộc Việt Nam ? 

Câu 2: Tạo sản phẩm mẫu trang phục lễ hội của một tộc mà em thích ?